Làng gốm Bát Tràng – Nơi kết tinh tinh hoa truyền thống

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (2 bình chọn)

Có cơ hội du lịch đến Hà Nội, nhưng nếu bạn không ghé thăm làng gốm Bát Tràng thì quả thật là thiếu sót lớn. Nơi đây không chỉ sở hữu các góc sống ảo “triệu like” mà còn có vô số điểm đến và trải nghiệm thú vị khác đang đợi bạn phía trước. Hãy cùng Gốm Sứ Royalceramic tìm hiểu về làng gốm bát tràng nổi tiếng qua bài viết sau nhé!

Làng gốm bát tràng là gì?

Rất nhiều người thắc mắc làng gốm bát tràng là gì? Bát tràng là nơi nổi tiếng về nghề gì? Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, ngôi làng có lịch sử lâu đời từ thời Lê. Đây là làng gốm cổ lâu đời nhất ở Việt Nam và cũng chính là nơi mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm. Làng nghề gốm sứ bát tràng chuyên sản xuất các loại gốm sứ phong phú cả về mẫu mã lẫn chủng loại. Điều thú vị nhất khi đến đây là các bạn có thể tận mắt ngắm nhìn người nghệ nhân bát tràng làm ra những sản phẩm làng gốm bát tràng vô cùng tinh xảo, hoặc tự tay làm các sản phẩm gốm sứ theo ý thích.

Làng gốm bát tràng là gì?
Làng gốm bát tràng là gì?

Làng gốm có vai trò và ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?

Ý nghĩa của làng gốm trong đời sống xã hội người việt Nam được đánh giá rất cao. Gốm sứ là kết tinh của văn hoá Việt Nam. Từ xưa, gốm sứ đã được xem là hàng quý hiếm và chỉ được dùng cho các dịp trọng đại trong cuộc đời như làm nhà, cưới xin,… Trong làng gốm cổ Việt Nam, gốm sứ Bát Tràng được xem như một nét đẹp truyền thống cần được gìn giữ và phát triển của dân tộc ta.

Làng gốm có vai trò và ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?
Làng gốm có vai trò và ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?

Lịch sử và nguồn gốc của nghề làm gốm tại Việt Nam là gì?

Là một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Việt Nam, nhưng có lẽ ít ai biết được ngành nghề này đã xuất hiện từ lúc nào. Nghề làm gốm đã có từ rất lâu đời và được ông bà truyền lại cho con cháu, cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ lại được những nét rất riêng biệt và đã trở thành một nét tinh hoa của dân tộc Việt. Các di chỉ về nghề làm gốm đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước công nguyên ngay từ khi ông cha ta khởi đầu quá trình dựng nước và giữ nước vĩ đại. Gốm cổ truyền hiện diện trong văn hoá Hoà Bình, Hạ Long, Bắc Sơn,… Sau đó là những dấu vết của thời đại đồ đá mới ở Phùng Nguyên, Gò Mun hay Đồng Đậu. Nguồn gốc của nghề làm gốm từ giai đoạn Phùng Nguyên cách đây khoảng 4000 năm ở nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Bản đồ làng gốm bát tràng – Khám phá làng gốm Bát Tràng

Theo nhiều tài liệu thì làng cổ bát tràng đã được thành lập từ thế kỷ 14 – 15. Theo sách của Nguyễn Trãi có viết: “Làng Bát Tràng làm đồ chén sứ”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm và Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đã cung ứng đồ sứ cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm”.Thông qua nhiều câu chuyện dân gian, có thể thấy làng gốm bát tràng xưa được hình thành trước khi ghi chép lại trong gia phả do 3 vị thái học sinh để lại. Trong gia phả của nhiều dòng họ ở Bát Tràng cũng có nhiều dấu tích lịch sử làng gốm bát tràng khi dòng gốm sứ này xuất hiện trong cuộc sống người dân với các hoạ tiết và hoa văn khác nhau. Điều này đã được nhiều nhà khảo cổ xác nhận thông qua dấu vết của lớp đất nung và mảnh gốm tìm thấy ở Ninh Bình lẫn Thanh Hoá.

Lịch sử và nguồn gốc của nghề làm gốm tại Việt Nam là gì?
Lịch sử và nguồn gốc của nghề làm gốm tại Việt Nam là gì?

Những sản phẩm nổi tiếng và độc đáo nào được tạo ra từ làng gốm?

Hiện tại gốm bát tràng gia lâm hanoi đa phần vẫn giữ được phương pháp làm thủ công cổ truyền và các bí kíp riêng của mỗi gia đình tạo nên sự khác biệt và độc đáo trong mỗi sản phẩm. Những người thợ tài ba và điêu luyện của Bát Tràng luôn tạo ra các sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng. Từ các sản phẩm như: Chén, bát, lọ hoa, lục bình, chum vại,… cho đến gốm men rạn, men hoa lam hay men ngọc,… tất cả đều độc đáo và có những dấu ấn riêng.

Các sản phẩm làng gốm bát tràng ngày nay rất đa dạng và phong phú về màu sắc, chủng loại với những dòng: Men rạn hoa nâu, lục bào, ngọc lam, men rạn, đắp nổi, men chàm lam, men lam trắng, men rạn ngọc, men gốm son đỏ, men rạn hồng sa, men đa sắc, men thấu quang màu nâu trầm. .. Theo nghệ nhân làng nghề gốm bát tràng thì mỗi một màu men của gốm sứ Bát Tràng không chỉ là để tô điểm thêm màu sắc cho từng dòng gốm sứ Bát Tràng, mà nó còn chính là từng giọt mồ hôi, trí óc và cả tâm huyết dành cho mỗi sản phẩm bát tràng gốm sứ.

Xem thêm: Review “tất tần tật” về bảo tàng gốm sứ Bát Tràng

Những sản phẩm nổi tiếng và độc đáo nào được tạo ra từ làng gốm?
Những sản phẩm nổi tiếng và độc đáo nào được tạo ra từ làng gốm?

Những đặc trưng nổi bật của gốm truyền thống tại làng gốm là gì?

Hầu hết những sản phẩm làng gốm bát tràng được sản xuất theo phương pháp thủ công đã bộc lộ rõ khả năng tài hoa của người thợ gốm qua nhiều đời. Do đặc tính của từng loại nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng được làm bằng tay trên bàn xoay thủ công, cộng với việc sử dụng những loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm mà đồ gốm Bát Tràng có nét riêng biệt đặc trưng như sau:

  • Cốt gốm được tạo thành hình dáng bằng tay trên bàn xoay thủ công hoàn toàn là nhờ vào kinh nghiệm và cảm nhận của từng cá nhân người thợ gốm Bát Tràng và sản phẩm cuối cùng làm ra thường có đặc điểm cốt to, dày và tương đối cứng.
  • Men được tráng là men sạch, an toàn và thường có màu ngà hoặc hơi đục.
  • Một số loại men hiếm có của Bát Tràng như men ngọc (nâu và trắng) hay men rạn cũng độc đáo và thu hút các đánh giá nghệ thuật.
Những đặc trưng nổi bật của gốm truyền thống tại làng gốm là gì?
Những đặc trưng nổi bật của gốm truyền thống tại làng gốm là gì?

Quy trình sản xuất gốm truyền thống tại làng gốm như thế nào?

Để tạo ra các sản phẩm gốm sứ đẹp và chất lượng, người nghệ nhân cần phải thực hiện quy trình làm gốm khắt khe và tỉ mỉ từ việc chọn nguyên liệu làm gốm đến hoàn thiện những công đoạn cần thiết. Nguyên liệu sử dụng làm gốm sứ chủ yếu là đất sét và được lấy từ những mỏ đất sét tại địa phương. Để có được chất lượng đồng đều và màu sắc đẹp cho sản phẩm thì người nghệ nhân cần phải sàng lọc và xử lý đất sét trước khi sử dụng. Các công đoạn chuẩn bị này gồm:

Xem thêm: Khám phá Con Đường Gốm Sứ | Kiệt tác nghệ thuật gốm sứ

Chọn đất làm gốm

Điều quan trọng nhất vẫn là chọn đất sét. Đất sét được chọn phải là loại đất sét có màu trắng, độ dẻo cao, khó hoà tan trong nước và hạt phải nhỏ thì mới có thể làm ra sản phẩm gốm sứ có chất lượng cao.

Xử lý, pha chế đất làm gốm

Trong đất sét dùng làm nguyên liệu thường có nhiều tạp chất nên chúng cần được xử lý trước khi làm gốm. Tuỳ theo đặc tính của từng loại gốm sứ bát tràng hanoi có thể có những phương pháp xử lí đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Trong quy trình sản xuất gốm Bát Tràng thì phương pháp xử lý đất gồm 4 bước xử lý ở 4 bể có độ cao khác nhau:

  • Bể 1: Dùng để trộn đất sét khô và nước, do ngâm nước nên đất sét sẽ bị phá vỡ cấu trúc hạt nguyên thuỷ và tiến hành quá trình phân rã.
  • Bể 2: Khi đất sét đã được ngâm trong bể 1 được 3 – 4 tháng thì chúng được trộn thật kỹ rồi cho xuống bể 2.
  • Bể 3: Dùng để ngâm hồ loãng ở bể 2 khoảng 3 ngày
  • Bể 4: Sử dụng để loại bỏ mọi tạp chất còn xót lại trong đất sét.

Tạo dáng cho sản phẩm gốm sứ

Phương pháp tạo dáng gốm Bát Tràng là sử dụng bàn xoay kết hợp với đôi tay khéo léo để tạo dáng gốm. Trong cách tạo dáng Bát Tràng người thợ gốm sử dụng kỹ thuật “vuốt tay, be chậu” trên bàn xoay. Thợ làm gốm ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn sau đó dùng chân quay bàn xoay rồi dùng tay vuốt đất sét để tạo dáng sản phẩm theo ý muốn.

Phơi sấy và sửa hàng mộc

Sau khi tạo dáng gốm xong thì người thợ sẽ bắt đầu sấy khô gốm. Biện pháp mà xưa nay người Bát Tràng vẫn hay dùng là phơi trực tiếp sản phẩm trên giá rồi phơi nơi thoáng mát. Hiện nay đa số các lò làm gốm sử dụng phương pháp sấy trực tiếp trong lò sấy và cho tăng nhiệt độ từ từ sao cho nước bay hơi từ từ.

Quy trình sản xuất gốm truyền thống tại làng gốm như thế nào?
Quy trình sản xuất gốm truyền thống tại làng gốm như thế nào?

Trang trí hoa văn

Thợ gốm sử dụng cọ vẽ trực tiếp trên nền gốm những hoa văn hoạ tiết trang trí theo ý muốn. Muốn vẽ tốt thì thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn và đường nét hoạ tiết phải phù hợp với dáng gốm.

Chế tạo men

Trong quá trình làm gốm sứ, thợ làm gốm sẽ sử dụng cách tạo men theo phương pháp ướt. Phương pháp ướt được tiến hành bằng cách cho nguyên liệu đã xay lọc kỹ vào trộn lẫn với nhau, sau đó hoà đều trong nước rồi chờ đến khi lắng xuống thì bỏ lớp nước lắng ở trên còn cặn lắng ở dưới đáy để chỉ lấy phần “dị” lơ lửng ở giữa. Đây chính là lớp men dùng để chế phủ bên ngoài đồ gốm.

Tráng men sản phẩm gốm sứ

Khi gốm mộc đã hoàn thiện thì thợ gốm nung sơ sản phẩm ở nhiệt độ thấp, sau đó mới tiến hành tráng men hoặc cũng có thể dùng ngay sản phẩm mộc hoàn thiện để tiến hành tráng men lên trên bề mặt mới nung.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch làng gốm bát tràng 2023

Nung sản phẩm gốm sứ

Nung gốm sứ là khâu quan trọng trong quá trình làm gốm. Ở giai đoạn này, người thợ chú ý tới việc tăng nhiệt độ lò nung từ từ để lò đạt được nhiệt độ cao nhất, cho tới khi gốm chín rồi thì hạ nhiệt độ dần để cho ra đời những sản phẩm cuối cùng. Đây cũng là bí quyết thành công của khâu nung lò.

Sau khi nung gốm xong người thợ bịt kín các khe, lỗ rò và lỗ xem lửa để cho lò gốm Bát Tràng được làm nguội dần dần. Quá trình làm nguội trong lò nung thường kéo dài 2 ngày 2 đêm. Sau đó thợ nung mới mở cửa lò và tiếp tục làm nguội 1 ngày 1 đêm nữa thì mới bắt đầu cho sản phẩm ra lò rồi kiểm tra, cũng như khắc phục những khuyết điểm trước khi mang các sản phẩm ra thị trường.

Làng gốm Bát Tràng giá vé

Làng gốm không thu vé vào làng gốm bát tràng. Bạn sẽ phải trả nếu có mua sắm, ăn uống, hay tham dự những trò chơi trong làng gốm.

  • Bạn có thể tha hồ ăn trưa ở làng nghề gốm bát tràng, giá cả dao động khoảng 25.000đ – 30.000đ/phần.
  • Phí vào trong làng gốm trung bình là 10.000đ/người, nếu mua thêm tượng về trang trí thì giá sẽ khoảng 5.000đ – 15.000đ/sản phẩm.
Làng gốm Bát Tràng giá vé
Làng gốm Bát Tràng giá vé

Làng gốm Bát Tràng ở đâu? 3 cách di chuyển phổ biến

Gốm sứ bát tràng ở đâu? làm gốm bát tràng ở đâu? Làng nghề bát tràng nằm tại xã Bát Tràng, gồm thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Theo các ghi chép lịch sử, khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long thì dân Bát tràng đã di cư theo. Khi đến gần kinh thành, thấy vùng đất phù sa ven sông Hồng màu mỡ, họ quyết định định cư ở Bát Tràng rồi cùng nhau sáng tạo ra nghề làm gốm. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính cho đến năm 1964 thì xã Bát Tràng chính thức được thành lập và làng nghề bát tràng ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Và để đến được làng gốm sứ Bát Tràng Gia Lâm sẽ có 3 phương tiện di chuyển cho bạn chọn lựa, cụ thể là:

Làng gốm Bát Tràng ở đâu? 3 cách di chuyển phổ biến
Làng gốm Bát Tràng ở đâu? 3 cách di chuyển phổ biến

Xe bus 47

Với những ai muốn tiết kiệm chi phí di chuyển tối đa mà vẫn đảm bảo an toàn thì xe bus sẽ là lựa chọn được ưu tiên số một. Bạn có thể bắt xe bus từ những địa điểm ở trung tâm Hà Nội rồi đến bến trung chuyển ở Long Biên, từ đây các bạn có thể đón xe bus số 47 đi đến làng gốm bát tràng gia lâm hà nội với giá vé vào làng gốm bát tràng là 7.000 VNĐ/lượt.

Xe máy

Hướng dẫn đường đi tới làng gốm cổ truyền bát tràng khi di chuyển bằng xe máy: cầu Chương Dương (hoặc cầu Vĩnh Tuy). Sau đó men theo sông Hồng, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn đường đến làng gốm, kế tiếp chỉ cần di chuyển theo bản đồ là sẽ thấy nơi bạn muốn đến.

Di chuyển bằng đường sông độc đáo

Nếu có cơ hội, bạn cũng nên thử một trải nghiệm tour du lịch sông Hồng – làng gốm bát tràng hà nội – đền Chử Đồng Tử bằng đường tàu hoả rất thú vị. Giá vé cho một tour du lịch dao động khoảng 300.000 VNĐ – 400.000 VNĐ/khách (Giá vé có thể thay đổi theo từng thời điểm).

Du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội có gì hấp dẫn?

Làng gốm bát tràng có gì chơi? Khi đến làng gốm sứ bát tràng, bạn không những được ngắm nhìn các món đồ được làm từ loại gốm sứ vô cùng bắt mắt, mà còn có rất nhiều trải nghiệm thú vị khác đang chờ bạn khám phá như sau:

Du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội có gì hấp dẫn?
Du lịch làng gốm Bát Tràng Hà Nội có gì hấp dẫn?

Làng cổ Bát Tràng với kiến trúc độc đáo

Làng cổ Bát Tràng là một công trình sở hữu kiến trúc độc lạ, còn giữ nguyên được vẻ cổ kính vốn có hấp dẫn không ít du khách đến tham quan. Hai địa điểm tiêu biểu ở làng cổ Bát Tràng mà bạn không thể bỏ qua:

  • Nhà cổ Vạn Vân: Ghi dấu với tuổi đời hơn 200 năm. Ngôi nhà này được ví như một tuyệt tác nghệ thuật, những hoạ tiết gốm sứ tinh xảo như bình rồng, ấm men lam hay những khuôn bản dập làm gốm,… đều khiến du khách trầm trồ ngay từ lần đầu nhìn thấy.
  • Đình cổng làng bát tràng: Nơi thờ Thành hoàng. Ở Bát Tràng thường tổ chức những lễ hội lớn nhỏ hàng năm.

Chợ gốm Bát Tràng bày bán các sản phẩm gốm tinh xảo

Nếu bạn muốn mua các sản phẩm đồ gốm sứ để làm quà thì có thể ghé chợ gốm làng cổ bát tràng. Đa số sản phẩm gốm sứ bao gồm: bàn ghế, đồ thờ, đồ trang trí, ly chén,… đều có giá rất phải chăng và mẫu mã đa dạng. Ở trong chợ gốm bát tràng bát tràng gia lâm hà nội cũng có một khoảng sân gốm nhỏ giúp du khách chiêm ngưỡng và ghi lại quá trình nhào nặn gốm sứ vô cùng tinh xảo của những nghệ nhân Bát Tràng.

Bảo tàng gốm Bát Tràng – không gian văn hóa đặc sắc

Vừa đặt chân đến Bảo tàng gốm Bát Tràng, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi sự đồ sộ được thiết kế một cách tài tình. Đặc trưng trong kiến trúc của bảo tàng là 7 khối vòng xoay hình xoắn ốc lớn, tượng trưng cho 7 bàn tay đang xoay vuốt gốm.

Những trải nghiệm thú vị ở Bảo tàng gốm Bát Tràng:

  • Check-in với các background siêu xịn.
  • Quan sát những sản phẩm gốm và khám phá về các làng nghề và nghệ nhân làm gốm nổi tiếng ở Bát Tràng.
  • Tham gia làm gốm ở bát tràng và tô tượng.

Giá vé Bảo tàng gốm Bát Tràng (Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt) tham khảo:

  • Giá vé bảo tàng tham quan Bát Tràng: 30.000 VNĐ/người.
  • Dịch vụ khác: khoảng 20.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/người.

Thử làm “nghệ nhân không chuyên” tại sân nặn gốm

Hầu hết, du khách khi tham quan làng gốm Bát Tràng điều đặc biệt thích thú với trải nghiệm tự tay nặn các sản phẩm được làm từ loại gốm và men sứ. Bạn sẽ được các nghệ nhân chỉ dẫn nhiệt tình cách sử dụng đất sét và thao tác với bàn xoay. Sau khi hoàn thiện, tác phẩm của bạn sẽ được mang đi nung đốt hoặc mang theo về nhà. Như vậy là bạn đã có một món đồ kỉ niệm thực sự ý nghĩa trong chuyến du lịch làng gốm Bát Tràng rồi.

Một số làng gốm bát tràng nổi tiếng tại Việt Nam

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi

Tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng ăn gì?

Đến làng nghề làm gốm bát tràng, bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn giản dị, dân dã mang đậm hồn quê, chẳng hạn như là:

  • Bánh tẻ (bánh răng bừa)
  • Bánh sắn, bánh khoai nướng cốt dừa
  • Trà hột hoa sói – đặc sản trà Bát Tràng
  • Canh măng mực Bát Tràng
  • Su hào xào mực Bát Tràng
  • Xôi vò chè đường
  • Chè kho Bát Tràng
  • Ổi Đông Dư
Tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng ăn gì?
Tham quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng ăn gì?

Lời kết: Vậy là Gốm Sứ Royalceramic đã giúp bạn khám phá chuyến du lịch làng gốm Bát Tràng đầy thú vị và độc đáo. Còn chờ gì nữa mà không “xách ba lô” lên và vi vu tới địa điểm du lịch thú vị này ngay thôi nào!