Khám phá Con Đường Gốm Sứ | Kiệt tác nghệ thuật gốm sứ
Hà Nội có khá nhiều những công trình kiến trúc, văn hoá và nghệ thuật độc đáo. Một trong các tác phẩm độc đáo nhất phải nhắc tới Con Đường Gốm Sứ đầy màu sắc – điểm check-in hàng đầu tại thành phố lịch sử này. Bạn có thể tham khảo các chia sẻ dưới đây của Gốm Sứ Royalceramic để nắm rõ thêm về vị trí, nét đẹp và ý nghĩa của công trình ấn tượng này!
Đôi nét về Con Đường Gốm Sứ Hà Nội
Con đường gốm sứ bên bờ sông Hồng được hình thành từ ý tưởng của hoạ sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thuỷ, đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của người dân thủ đô Hà Nội. Một lần đi trên con đê bê tông xám tối nhìn sang bên kia con đê có con thuyền chở gốm và ý tưởng con đường gốm sứ đã được ra đời. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng, ý tưởng của hoạ sĩ – nhà báo Thu Thuỷ được đón nhận và đánh giá là có tính khả thi cao. Đây là một tác phẩm nghệ thuật công cộng đầy ý nghĩa. Nơi đây đại diện cho sự phát triển của nghệ thuật công cộng tại Việt Nam. Tác phẩm nghệ thuật đã nhận được nhiều giải thưởng và được bình chọn là tác phẩm nghệ thuật ấn tượng của thủ đô.
Nét đẹp của Con Đường Gốm Sứ Hà Nội
Con đường gốm có tổng chiều dài khoảng 3,85 km và chiều cao trung bình 1,7 m với diện tích hơn 6.500 m2. Cứ mỗi mét vuông thì sử dụng khoảng 1.000 mảnh gốm đa sắc màu và có diện tích khoảng 9 – 10c m2. Hàng triệu mảnh với hình thù độc đáo được ghép lại với nhau một cách kỳ công, tỉ mỉ và rất đẹp mắt. Những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân và nghệ sĩ đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng và chứa đựng cả một bầu trời văn hoá và lịch sử dân tộc. Các hình vẽ đặc biệt với màu sắc rực rỡ đã khiến nơi này trở thành một trong các địa điểm check-in hot nhất tại Hà Nội.
Bức tranh Con Đường Gốm Sứ ven sông Hồng được phân chia làm 21 trường đoạn chính, mỗi phần đều có các chủ đề riêng biệt, thể hiện văn hoá đất nước qua nhiều thời kỳ. Bạn có thể thấy ở đây nhiều chủ đề, từ các hình vẽ dân gian đậm màu sắc văn hoá cho tới những chi tiết hiện đại phản ánh sự thay đổi và phát triển của đất nước. Một số nội dung khác có thể kể đến như “Hoa văn đại diện về văn hoá và kiến trúc của 54 dân tộc”, “tranh thiếu nhi”, “tranh lễ hội dân gian”, “danh lam thắng cảnh”,…
Trường đoạn A1
Tôn vinh di sản nghệ thuật với những đường nét hoa văn tượng trưng cho dòng chảy lịch sử từ thời kỳ Đông Sơn tới các đời Lý – Trần – Lê – Nguyễn . Ngoài ra còn có một bức tranh kích cỡ lớn khắc hoạ hình tượng rồng thời Lý và hàng chữ “Thăng Long – Hà Nội 1000 năm” được tạo ở vị trí nút giao thông tại cầu Chương Dương.
Trường đoạn A2
Các tranh gốm tại tuyến đường gốm sứ đều tái hiện lại những hoa văn đặc sắc và tiêu biểu trên thổ cẩm, trang phục và kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam.
Trường đoạn A3
Bao gồm những tác phẩm tranh gốm của thiếu nhi Việt Nam và quốc tế chung tay tạo thành và có chủ đề chính là “Hà Nội – Thành phố vì hoà bình”.
Trường đoạn A4 – A9
Các tác phẩm tranh đương đại được nghệ sĩ trong nước và quốc tế cùng chung sức thể hiện một cách hài hoà, nhưng vẫn mang màu sắc riêng biệt của từng hoạ sĩ.
Con Đường Gốm Sứ nằm ở đâu?
Con đường gốm sứ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội (Hồ Gươm) khoảng chưa đầy 1km, với một vị trí thuận tiện để đi lại và tham quan. Tác phẩm còn kéo dài qua tuyến phố An Dương Vương – Yên Phụ – Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật – Trần Khánh Dư và kết thúc tại cửa khẩu Vạn Kiếp, tạo thành một con đường tương đối dài.
Có nhiều phương tiện di chuyển để đến con đường gốm sứ Hà Nội như ô tô con, xe máy, taxi, xe ôm hay xe buýt. Ngoài ra, tác phẩm nằm gần một số điểm du lịch hấp dẫn khác như: cầu Chương Dương, Nhà hát lớn, Phố cổ và Đền Ngọc Sơn. Du khách có thể ghé tham quan và tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời tại Thủ đô.
Ý nghĩa của Con Đường Gốm Sứ Hà Nội
Vậy, con đường gốm sứ có ý nghĩa và giá trị như thế nào đối với Hà Nội? Với chiều dài khoảng 3,85 km, tác phẩm trên đã nhận giải thưởng “bức tranh gốm dài nhất thế giới” và được chứng nhận bởi Tổ chức Kỷ lục Guinness. Vào năm 2008, dự án trên cũng đã được trao tặng giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội” để tôn vinh giá trị văn hoá – nghệ thuật đặc biệt của công trình.
Con đường gốm sứ dài nhất hành tinh đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi đến với Hà Nội và đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế. Ý nghĩa của Con đường gốm sứ không những là kết tinh giá trị văn hoá – lịch sử của dân tộc Việt Nam, mà tác phẩm còn góp phần truyền bá các giá trị ấy ra quốc tế.
Quá trình hình thành tác phẩm
Ý tưởng “một con đường toàn gốm sứ” bắt nguồn từ nhà báo, hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ – một người con Hà Nội chính gốc với tình cảm sâu đậm với Thủ đô ngàn năm Văn hiến. Cô đã nảy ra ý tưởng biến con đê sông Hồng quen thuộc trở thành một dấu ấn nghệ thuật đặc sắc để khắc hoạ lại một phần lịch sử đất nước. Sau khi được sự ủng hộ của giới nhà văn – nghệ sĩ cùng nhiều nhà nghiên cứu, cô đã đề xuất ý tưởng với UBND TP Hà Nội. Đến tháng 10/2007, dự án Con Đường Gốm Sứ đã được chính thức phê duyệt và triển khai vào đầu 2008 được xem như là một món quà nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (2010).
Những mảnh gốm nhiều kích thước được sản xuất và nhuộm men màu tại làng gốm Bát Tràng, cuối cùng được tập kết về số 28 đường Hồng Hà. Gốm được nung ở nhiệt độ trên 1.200°C nhằm tăng độ bền với thời gian và giữ cho màu men không bị phai, mà vẫn tươi sáng và không bị rêu mốc. Sau đó các nghệ sĩ, thợ và tình nguyện viên sẽ cùng nhau thực hiện ghép từng miếng gốm theo mẫu thiết kế đã được phác hoạ từ trước.
Xem thêm: Bản đồ làng gốm sứ bát tràng
Trong quá trình thực hiện Con Đường Gốm Sứ đã có sự góp mặt của hơn 100 nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề truyền thống, 20 hoạ sĩ trong nước và 15 hoạ sĩ nước ngoài. Có những mảnh gốm được tô vẽ hết sức cầu kì như một bức tranh nhỏ, có những mảnh gốm được tráng lớp men màu độc lạ mang đậm nét nghệ thuật tới từ những nơi xa xôi.
Những trải nghiệm khi đến con đường gốm sứ
Không chỉ là một địa điểm check-in quen thuộc, nơi đây còn là một nơi đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn du khách bởi nét nghệ thuật độc đáo của các tác phẩm tranh gốm sứ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết con đường gốm sứ dài bao nhiêu km và chơi gì tại đây? Hãy cùng Gốm Sứ Royalceramic tìm hiểu các thông tin thú vị sau đây nhé:
Tham quan, chiêm ngưỡng kiệt tác nghệ thuật từ gốm
Với tổng chiều dài khoảng 3,85 km và diện tích hơn 6.500 m2, nơi đây là một tuyệt tác nghệ thuật đầy màu sắc và đa dạng. Mỗi mét vuông của con đường đều được lấp đầy bằng hàng ngàn mảnh gốm đa sắc màu và được ghép lại với nhau rất khéo léo và tỉ mẩn. Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và nghệ sĩ đã tạo nên những tác phẩm tranh tường gốm sứ độc đáo, thể hiện văn hoá và lịch sử dân tộc qua nhiều thời kỳ. Với 21 trường đoạn chính, mỗi phần đều có chủ đề riêng biệt nên du khách có thể khám phá nhiều điểm đến khác nhau.
Tìm hiểu văn hóa, lịch sử Hà Nội nghìn năm văn hiến
Con đường gốm sứ Hà Nội đã mang đến cho khách tham quan những trải nghiệm vô cùng thú vị về nghệ thuật gốm sứ cùng lịch sử văn hoá độc đáo của Việt Nam. Tại đây, du khách được thưởng lãm các tác phẩm gốm sứ độc đáo, tái hiện lại các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, kết hợp với việc thưởng ngoạn các thắng cảnh đẹp tại làng gốm truyền thống Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc,…
Check-in con đường gốm sứ với góc sống ảo có 1-0-2
Đến với nơi đây, du khách không nên bỏ qua việc chụp ảnh sống ảo. Các hình vẽ độc đáo với sắc màu rực rỡ tại nơi đây sẽ trở thành địa điểm check-in ấn tượng. Du khách cũng có thể chụp một vài tấm ảnh đẹp tại con đường này để lưu lại kỷ niệm với tác phẩm nghệ thuật độc đáo này.
Các địa điểm du lịch gần đường gốm sứ Hà Nội
Nếu đã có dịp đến với Hà Nội thì ngoài con đường gốm sứ ra, du khách cũng có thể đến thăm nhiều địa điểm du lịch gần đó. Bạn sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp văn hoá và lịch sử của mỗi địa điểm cũng như có những phút giây vui vẻ bên gia đình và người thân.
Địa điểm | Khoảng cách |
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia | 500m |
Nhà hát Lớn Hà Nội | 900m |
Đền Bạch Mã | 1,2km |
Phố cổ Hà Nội | 1,8km |
Hồ Gươm | 2km |
Ngoài các địa điểm trên, bạn cũng có thể đến những địa điểm vui chơi thú vị khác như thuỷ cung Vinpearl Aquarium và khu vui chơi VinKE ở Times City.
Lời kết: Con đường gốm sứ ven sông Hồng được coi như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo của Thủ đô. Khi đến thăm Hà Nội, bạn không nên bỏ qua việc ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật ở nơi này, sau đó dừng lại để chụp cho chính mình một vài tấm ảnh đáng nhớ!
Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:
- Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
- Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
- Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
- Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
- Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
- Tham quan làng gốm Bình Dương
- Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
- Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
- Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
- Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
- Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
- Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
- Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
- Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi