Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (2 bình chọn)

Làng gốm Hải Dương Chu Đậu chính là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách bởi nghề làm gốm lâu đời, cùng các giá trị văn hoá đặc sắc của làng nghề vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Trong nội dung sau, bạn hãy cùng Gốm Sứ Royalceramic tìm hiểu về vẻ đẹp văn hoá của làng nghề cổ nhất xứ Đông này nhé!

Làng gốm Hải Dương ở đâu?

Gốm Chu Đậu – Mỹ Xá là loại gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu) của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Làng nghề nằm cách Hà Nội khoảng 60km và nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương 16km theo hướng Tây Bắc ở tả ngạn con sông Thái Bình. Dù không nằm trong trung tâm thành phố Hải Dương, song nơi đây vẫn luôn đông đúc khách du lịch đến tham quan.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Làng gốm Hải Dương ở đâu

Cách di chuyển đến làng gốm Hải Dương

Để di chuyển đến làng gốm Hải Dương, nếu từ bán kính 70km đổ lại, bạn có thể chủ động thuê xe máy để có thể ngắm nhìn cảnh sắc trên đường một cách chân thật nhất, cũng như chủ động được về thời gian di chuyển. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình phương tiện khác như: ô tô, xe khách,…

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Cách di chuyển đến làng gốm Hải Dương

Phác họa vài nét lịch sử của làng gốm Hải Dương

Theo nhiều nguồn thông tin giới thiệu về làng gốm Chu Đậu thì làng nghề này đã có từ khá lâu. Hẳn phải từ hế kỷ thứ 14, tức khoảng hơn 550 về trước. Thời gian được xem là thịnh vượng nhất của làng nghề là vào khoảng thế kỹ thứ 15 – 16. Sau đó vì một vài nguyên nhân như chiến tranh loạn lạc, làng nghề này gần như đã bị xoá tên trên danh sách làng nghề Việt Nam.

Sau 400 năm thất truyền, mãi cho đến đầu năm 2000, nghề gốm dần được chú ý và khôi phục với những dự án đầu tư gắn với du lịch làng nghề. Các sản phẩm gốm dần xuất hiện lại trên thị trường và được người tiêu dùng trong nước yêu thích. Hiện nay, nhiều lô hàng gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu sang các nước như Tây Ban Nha và nhiều nước khác trên thế giới.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Phác họa vài nét lịch sử của làng gốm Hải Dương

Làng nghề được hoạt động và nổi tiếng khắp gần xa là do đâu?

Một đại sứ quán người Nhật Bản đã tìm kiếm nguồn gốc bình cổ ở bảo tàng ông đã ghé qua. Khi biết được đây là di tích cổ và là sản phẩm của làng gốm Chu Đậu xưa, cùng với việc khai quật được nhiều hiện vật cổ từ gốm khác từ làng nghề này. Từ đó, làng nghề được hoạ động và khôi phục lại cho đến tận ngày nay.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Làng nghề được hoạt động và nổi tiếng khắp gần xa là do đâu?

Gốm sứ Hải Dương Có gì đặc biệt?

Gốm của làng Chu Đậu là từ loại đất sét trắng của vùng Trúc Thôn thuộc thị xã Chí Linh. Sau khi lấy đất xong, người thợ sẽ mang ngâm trong nước để lọc và trộn phụ gia rồi đem luyện thành hồ làm gốm. Khi đất sét đã mềm xốp và đạt được độ mịn nhất định, các nghệ nhân sẽ mang đi nung và nặn trên bàn xoay. Từ xưa đến nay, những sản phẩm gốm của làng Chu Đậu luôn được làm thủ công. Từ khâu nặn và đúc gốm, cho đến công đoạn trang trí họa tiết luôn được những người thợ gốm tài ba của làng nghề thực hiện. Chính vì thế mà sản phẩm gốm khi ra lò rất chất lượng và có những đặc trưng riêng so với gốm sứ ở các nơi khác.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Gốm sứ Hải Dương Có gì đặc biệt?

Tông màu chủ đạo của làng gốm sứ Hải Dương

Gốm Chu Đậu có đặc điểm nổi trội là men trắng rất trong với hoa văn màu xanh do sử dụng men trắng chàm và hoa văn đỏ nâu màu xanh lục vàng do sử dụng men tam thái. Kiểu dáng và hoạ tiết của hoa văn trên gốm Chu Đậu tinh xảo và mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Bí quyết để có được sản phẩm gốm đạt đến độ hoàn mỹ của người dân nơi đây, đó chính là kĩ thuật vẽ dưới men và mang nung trong lò. Sau đó mới tráng men tam thái và mang tráng thêm một lần nữa. Chính vì vậy mà các sản phẩm gốm của làng Chu Đậu từ xưa kia dù đã bị vùi sâu dưới lòng đất hay vùi dưới đáy đại dương qua hàng trăm năm vẫn giữ được vẹn nguyên về màu sắc lẫn hình dáng.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Tông màu chủ đạo của làng gốm sứ Hải Dương

Gốm sứ Hải Dương được lưu giữ ở đâu?

Với sự công phu và những giọt mồ hôi nước mắt của những người thợ, cuối cùng họ cũng được hưởng quả ngọt. Làng Gốm Chu đậu đã có tới hàng ngàn tác phẩm được lưu truyền rộng rãi khắp các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Chỉ riêng bảo tàng Hải Dương tại quê nhà đã có tổng cộng 22.000 cổ vật được lưu giữ. Hơn nữa, có khoảng gần 50 bảo tàng quốc gia trên thế giới đang lưu giữ các cổ vật này.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Gốm sứ Hải Dương được lưu giữ ở đâu?

Thăng trầm trong dòng chảy lịch sử làng gốm Chu Đậu 

Làng nghề làm gốm Chu Đậu nằm ở xã Thái Tân thuộc huyện Nam Sách của tỉnh Hải Dương ở hạ lưu của con sông Thái Bình. Làng nghề Hải Dương Chu Đậu được thành lập vào khoảng thế kỉ 14 và phát triển mạnh trong thế kỉ 15 và 16. Sau đó, vì chiến tranh loạn lạc nên nghề làm gốm ở Chu Đậu đã bị mai một và thất truyền.

Đến năm 1980, bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là Makato Anabuki khi đến Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy một chiếc bình gốm hoa lam ở viện bảo tàng Takapisaray có khắc dòng chữ Hán: “Thái Hoà bát niên Nam Sách châu, tương nhân Bùi thị Hý bút”, ông đã nhờ bí thư tỉnh uỷ Hải Dương thời bấy giờ tìm hiểu xuất xứ của chiếc bình gốm. Từ nguồn thông tin trên, tỉnh Hải Dương đã thúc đẩy việc thăm dò và khai quật được di tích Chu Đậu và phát hiện nhiều di vật của một trong những gốm mỹ nghệ nổi tiếng ở xã Thái Tân và Minh Tân và từ đây việc khôi phục làng nghề gốm Chu Đậu trứ danh trong lịch sử đã được tiến hành.

Những người con của Chu Đậu bắt đầu khôi phục làng nghề gốm của cha ông và đồng thời thành lập xí nghiệp nhằm thúc đẩy sản phẩm của làng nghề phát triển. Ngày nay, không những hiện diện trong nước mà sản phẩm gốm chu đậu Nam Sách, Hải Dương đã có mặt ở nhiều nước trên toàn thế giới.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Thăng trầm trong dòng chảy lịch sử làng gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu Hải Dương hồi sinh và tìm lại ánh hào quang đã mất

Dù sinh sống và lớn lên từ mảnh đất đã sinh ra dòng Gốm chu đậu Nam Sách, Hải Dương. Thế nhưng lại không có nhiều người dân Chu Đậu am hiểu về nghề gốm. Suốt ngày, họ chỉ biết quanh quẩn với đồng ruộng và nghề dệt chiếu cho nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Mãi cho đến năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng – Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Hapro) đã về Chu Đậu để triển khai dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu vừa góp phần khôi phục thương hiệu gốm Chu Đậu nổi tiếng, vừa kết hợp với phát triển du lịch làng nghề.

Nhận sự hỗ trợ của chính quyền và người dân sở tại, đến tháng 10/2001, Xí nghiệp gốm Chu Đậu đã thành lập và đi vào hoạt động với diện tích rộng 33.250m2 được xây dựng trên con sông chảy qua làng gốm Chu Đậu với tổng mức đầu tư trong giai đoạn 1 là 24 tỷ đồng. Hơn 20 nghệ nhân từ các tỉnh như Hà Nội, Bình Dương, Biên Hoà, Hải Dương,… đã chấp nhận hợp tác với xí nghiệp để vừa bảo tồn các nét văn hoá đặc sắc của gốm Chu Đậu, vừa sáng tạo ra các mẫu mã sản phẩm mới để tung ra thị trường. Đến tháng 5/2003, xí nghiệp đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha và ngay sau đó cũng có nhiều lô hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Hơn 200 cán bộ, công nhân viên của xí nghiệp đều có việc làm và thu nhập bình quân mỗi tháng đạt 800 nghìn đồng/người”.

Không chỉ ngừng lại ở việc phát triển kinh tế, UBND tỉnh Hải Dương đã đầu tư phát triển du lịch làng nghề. Các con đường được cải tạo ngày càng sạch đẹp và rộng rãi. Đền thờ Đặng Huyền Thông – ông tổ nghề gốm Chu Đậu được sửa sang lại rất khang trang. Những di tích lò gốm cổ và bảo tàng gốm thôn Chu Đậu – nơi lưu giữ nhiều hiện vật gốm cổ được tìm thấy sau những đợt khai quật được tu sửa và mở cửa đón khách. Bên cạnh đó, xí nghiệp gần đây cũng đã xây dựng thêm phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm gốm Chu Đậu rộng 1.000 m2. Ngày khai trương phòng trưng bày cũng là ngày mà người dân Chu Đậu và nhiều xã xung quanh vui mừng, hào hứng khi Chu Đậu được Tổng cục Du Lịch Việt Nam lựa chọn là nơi để tổ chức kỉ niệm ngày du lịch thế giới, đồng thời ra mắt những tour du lịch mới thú vị tại làng gốm Chu Đậu.

Xem thêm: Các sản phẩm gốm sứ bát tràng tại đây!

Làng gốm Hải Dương có thực sự chỉ là một làng nghề truyền thống?

Làng nghề gốm Chu Đậu được hồi sinh không chỉ góp phần lưu giữ các giá trị văn hoá và làm ra sản phẩm gốm nổi tiếng, mà còn biến nơi này thành một điểm du lịch đặc sắc của Hải Dương. Ghé thăm làng gốm Hải Dương, du khách sẽ được chìm đắm trong không khí bình yên của một ngôi làng đồng quê Bắc Bộ, lại vừa được tham quan làng gốm Chu Đậu và tìm hiểu về quá trình chế tác làm nên các sản phẩm gốm sứ nổi tiếng bốn phương.

Ghé thăm làng gốm Chu Đậu chắc chắn du khách sẽ phải choáng ngợp trước thế giới của gốm ở đây thật nhiều màu sắc và tuyệt đẹp. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập đồ gốm cổ và những sản phẩm gốm đương đại, tham quan công ty cổ phần Gốm Chu Đậu và làng cổ gốm Chu Đậu Đặc biệt chắc chắn du khách sẽ phải thích thú với trải nghiệm thăm khu sản xuất cũng như tự mình trải nghiệm làm gốm hay khám phá những di chỉ khảo cổ học. Đặc biệt rất nhiều điểm đến hấp dẫn xung quanh làng gốm bát tràng cổ như: đền thờ ông tổ gốm Chu Đậu Đặng Huyền Thông, bảo tàng gốm Chu Đậu hay những lò gốm cổ,… cũng sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị trên hành trình khám phá của du khách.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Làng gốm Hải Dương có thực sự chỉ là một làng nghề truyền thống?

Đến làng nghề Hải Dương, du khách nhận được gì?

Khi đến với làng gốm chu đậu Nam Sách, Hải Dương, du khách sẽ được khám phá rất nhiều tinh hoa từ thuở xưa được người dân nơi này thể hiện trên mỗi sản phẩm gốm. Du khách sẽ mê mẩn, chìm đắm vào không gian gốm lớn số 1 Việt Nam. Ngoài ra, các bạn có thể cùng với người thợ cùng trải nghiệm việc làm gốm truyền đời này của họ. Đồng thời đến thăm các ngôi làng gốm lừng danh khắp 4 phương.

Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
Đến làng nghề Hải Dương, du khách nhận được gì?

Lời kết: Trên đây là một số tin tức liên quan đến làng gốm Hải Dương, Gốm Sứ Royalceramic hy vọng bạn sẽ có thêm điểm dừng chân lý thú trong kỳ nghỉ dưỡng cuối tuần sắp tới. Chúc bạn sẽ có một chuyến hành trình vui vẻ và gặp nhiều thuận lợi trên mọi chặng đường!

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi