Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (2 bình chọn)

Gác lại những bộn bề, lo toan của cuộc sống, Hành trình du lịch sẽ dẫn bạn về một nơi yên bình: làng cổ Phước Tích Được bao bọc bởi sông Ô Lâu huyền thoại, làng Phước Tích ngoài chứa đựng bề dày văn hoá – lịch sử mà còn có vẻ đẹp tự nhiên làm lòng người cảm thấy thư thái.

Vị trí làng cổ Phước Tích

Phước Tích là một ngôi làng cổ ở thôn Phước Phú, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Phước Tích cách trung tâm Thành phố Huế khoảng 40km về hướng Bắc.

Cách đi nhanh nhất đến làng Phước Tích là đi đường Lý Thái Tổ ra ngoài thành phố. Sau đó, tiếp tục đi thẳng đến Quốc lộ 1A và rẽ vào Quốc lộ 49B. Tiếp tục di chuyển khoảng 1km là đến làng Phước Tích, sau khi vượt cây cầu treo cùng tên.

Làng có vị thế đặc biệt khi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Có dòng sông Ô Lâu hiền hoà chảy bao bọc gần 2 ⁄ 3 làng. Do đó, khi quan sát từ trên cao, làng Phước Tích có hình thù như chum rượu hay móng ngựa.

Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
Vị trí làng cổ Phước Tích

Lịch sử hình thành

Làng gốm cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng năm 1470 (tức năm Canh Dần). Bấy giờ, dưới thời vua Lê Thánh Tông, ngài thuỷ tổ họ Hoàng là Hoàng Minh Hùng sau khi chiến thắng quân Chiêm Thành trở về. Ông nhận thấy vùng đất này là nơi “đất lành chim đậu” đã lập làng. Việc này được ghi cụ thể trong gia phả họ Hoàng.

Thời kỳ đầu, làng có tên là Phúc Giang, Phúc trong từ “phúc lộc”, Giang có nghĩa là sông. Với mong ước ngôi làng cạnh sông nước có nhiều phúc nhiều lộc như đúng tên gọi. Khi đến thời Tây Sơn thì làng được đổi tên thành Hoàng Giang nhằm tưởng nhớ đến dòng họ Hoàng đã khai canh vùng đất này. Vào năm 1802, khi vua Gia Long lên ngôi đã đặt tên làng là Phước Tích theo ý nguyện của người dân để dành phúc đức cho con cháu sau này.

Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
Lịch sử hình thành

Nghề gốm lâu đời

Làng Phước Tích nổi tiếng xưa nay với nghề làm gốm. Vùng đất này không có ruộng nên người dân trồng trọt, canh tác. Người dân chỉ có thể sống nhờ nghề làm gốm. Gốm Phước Tích được làm từ đất rồi nung theo phương pháp cổ truyền. Các sản phẩm gốm Phước Tích nổi tiếng khắp nơi, không chỉ vì độ tinh xảo mà còn độc đáo vì không có cái nào giống hệt cái nào mà lại có màu sắc khác nhau. Các sản phẩm sau khi ra lò dù không tráng men nhưng luôn có lớp men phủ bên ngoài và không bị thẩm thấu.

Ở thời kỳ hoàng kim, gốm làng Phước Tích được mang đi bán khắp các tỉnh miền Trung. Bờ sông Ô Lâu có tổng cộng 12 bến nước đại diện cho 12 con giáp. Cả làng có hơn 10 lò gốm đỏ lửa suốt ngày đêm mang lại sự thịnh vượng và nổi danh cho nhiều thế hệ.

Trải qua một thời kỳ dài lịch sử làng gốm Phước Tích thịnh suy theo thời gian. Ngày nay có nhiều sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ với độ tinh xảo về màu sắc và kiểu dáng rất đa dạng phong phú. Vì thế làng gốm Phước Tích không thể nào cạnh tranh lại. Làng gốm Phước Tích tắt lửa vào năm 1980 với hơn 500 năm tồn tại đã làm cho biết bao người tiếc nuối.

Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
Nghề gốm lâu đời

Tham quan làng cổ Phước tích

VẺ ĐẸP YÊN BÌNH CỦA LÀNG QUÊ VIỆT NAM

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, làng Phước Tích vẫn giữ được nét hoang sơ với cuộc sống bình dị của làng quê Việt Nam. Bên cạnh dòng sông Ô Lâu trong xanh và thơ mộng, ngôi làng cổ có những nét đẹp rất riêng biệt pha trộn với vẻ đẹp tự nhiên và con người nơi đây.

Hệ sinh thái làng Phước Tích rất phong phú với nhiều vườn cây ăn trái xanh tươi và rợp bóng mát đường đi. Đặc biệt là các khu vườn của người dân có trồng nhiều cây ăn trái như xoài, mít, . .. Bạn có thể thuê xe đạp đi tham quan những ngôi nhà cổ trong làng và tận hưởng bầu không khí trong lành dưới những con đường rợp bóng cây và bỏ qua những xô bồ nơi thành thị.

Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
Tham quan làng cổ Phước tích

THAM QUAN NHÀ RƯỜNG

Làng Phước Tích có hệ thống nhà rường cổ kính mang giá trị văn hoá vô cùng to lớn. Với lối kiến trúc đặc trưng của xứ Huế là ba gian hai chái và một gian hai chái và được chạm trổ các hoạ tiết hết sức cầu kỳ và tinh xảo. Nơi đây có hơn 30 nhà rường với tuổi đời hơn trăm năm. Tuy nhiên chỉ có người cao tuổi trông nom và giữ gìn còn những thế hệ con cháu đi làm ăn xa. Những năm gần đây, hầu hết các nhà rường được nhà nước đầu tư và trùng tu. Đây cũng là nơi lưu giữ giá trị văn hoá và điểm đến du lịch tham quan nổi tiếng của làng.

Không gian nhà rường vô cùng thoáng đãng với khu vườn khá rộng rãi, cây cối um tùm và tốt tươi. Trong vườn có nhiều loại cây ăn trái có thể kể đến như xoài, ổi, nhãn, vải thiều. .. Các nhà rường được ngăn cách với nhau bởi hàng dừa uốn lượn và được cắt tỉa tỉ mỉ mang vẻ đẹp thu hút lạ kỳ.

NHỮNG CÔNG TRÌNH MANG ĐẬM GIÁ TRỊ TÍN NGƯỠNG

Miếu cây thị hay Miếu Bà là nơi thờ tự của làng. Ở đây có cây thị trên 700 tuổi và là minh chứng sống của làng. Theo dòng thời gian, cây thị ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành nét đặc sắc của nơi này. Miếu cây thị là nơi thờ phụng nữ thần Ponagar – biểu tượng thiêng liêng của người Chăm. Nơi đây là chốn linh thiêng và mang giá trị văn hoá vô cùng sâu sắc của người dân trong làng.

Làng Phước Tích còn có khá nhiều di tích khác mang đậm nét tín ngưỡng của người dân xứ Huế như là những nhà thờ họ, Miếu Đôi, chùa Phước Bửu, miếu m Hồn, . ..

THAM QUAN “BẢO TÀNG” GỐM CỦA ÔNG LÊ TRỌNG DIỄN

Một tâm huyết với nghề làm gốm, ông Lê Trọng Diễn xây dựng căn nhà lưu giữ tất cả tinh hoa của nghề gốm làng Phước Tích. Đây là bộ sưu tập duy nhất có đầy đủ những sản phẩm gồm nồi, om, niêu, âm, chậu, chum, đèn dầu, vại, chum, ghè, . .. từ thời hoàng kim của nghề gốm.

Hiện nay, làng Phước Tích đã mở trở lại một số lò gốm để phát triển. Bạn có thể tới đây xem những nghệ nhân làm gốm Phước Tích tự tay làm một sản phẩm đơn giản như tò he, đèn lồng, . .. hoặc làm đồ lưu niệm.

Người dân làng Phước Tích không những khéo tay với nghề làm gốm mà còn có nghề làm bánh. Làm bánh trở thành kế sinh nhai của người dân khi những lò gốm không còn nữa. Các loại bánh đặc sản ở làng như bánh thuẫn, bánh lá gai, bánh khoai lang, . .. Tất cả được làm nhằm phục vụ khách du lịch và người dân trong vùng.

Làng Phước Tích là ngôi làng cổ thứ 2 của Việt Nam được xếp hạng là Di tích quốc gia năm 2009. Nơi đây mang vẻ đẹp thanh bình của một làng quê nay đã sôi động hơn. Bởi sự sống dậy của nghề gốm cùng các lễ hội thú vị khác. Hành trình du lịch tin chắc ngôi làng sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm lý thú

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi