Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Nghệ nhân Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (1 bình chọn)

“Trứng rồng đã nở ra rồng” – Nghệ nhân Ưu tú Phạm Đạt đã, đang và sẽ nối tiếp truyền thống gia đình để cho ra đời những bộ đồ thờ cùng các sản phẩm tâm linh, thủ công mỹ nghệ trên nền chất liệu gốm sứ tốt nhất và tinh hoa nhất.

1. Đôi nét tìm hiểu nghệ nhân Phạm Đạt là ai?

Nghệ nhân Phạm Đạt sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu gốm và gắn chặt với nghề gốm thủ công của Bát Tràng – thân là cháu trai của cụ Cửu Huỳnh – cái tên một thời vang bóng và là niềm tự hào của làng gốm Bát Tràng – từ nhỏ Phạm Đạt đã được hun đúc trong mình niềm đam mê với gốm sứ.

Năm 14 tuổi, anh đã có những tác phẩm của riêng mình và được đánh giá khá là người có triển vọng trong lĩnh vực gốm sứ. 

Lựa chọn lắp bó với quê hương ngay cả khi tưởng làng gốm với bề dày 800 năm lịch sử này sẽ gục ngã. Vực dậy tinh thần để vượt lên số phận anh không bao giờ từ bỏ quê hương, nổ lực và mong ước tìm cho bản thân một lối đi, một công thức đặc biệt và một dòng gốm của riêng mình.

Cuối cùng anh cũng thành công với dòng men rạn độc đáo của bản thân và với sự kết hợp khéo léo của kỹ thuật đắp nổi trên gốm đã cho ra đời dòng sản phẩm gốm sứ Phạm Đạt men rạn đắp nổi nổi tiếng hiện nay.

Sao bao nỗ lực và cố gắng bằng tài năng của bản thân sản phẩm gốm sứ của nghệ nhân Phạm Đạt đã mang một nét đặc thù riêng độc đáo không lẫn vào đâu được vừa sang trọng, tinh tế lại đáp ứng đầy đủ tiêu chí phong thuỷ tâm linh để thờ cúng và trưng bày. .. Từ đó, cái tên Nghệ nhân Phạm Đạt Bát Tràng ngày càng được nhắc đến nhiều hơn.

Nghệ nhân Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”
Đôi nét tìm hiểu nghệ nhân Phạm Đạt là ai?

2. Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

Men rạn là loại men được tạo thành nhờ kết hợp giữa nhiệt độ và sự co giãn của xương gốm để tạo thành những đường rạn to nhỏ trông giống những hoa văn chìm trên bề mặt gốm rất đẹp mắt.

Nguyên liệu để chế tạo ra dòng men ran Bát Tràng được lấy từ loại đất sét chọn lọc kỹ càng từ vùng đất linh thiêng – Đất tổ Hùng Vương và đất sét trắng lấy ở Đông Triều – nơi có núi thiêng Yên Tử quyện với nước phù sa sông Hồng phủ trên mình chất men gia truyền của cha ông ta ngàn năm để lại.

Men rạn được tìm thấy ở Bát Tràng từ khá lâu về trước nhưng chỉ có dòng men rạn nhà Phạm Đạt mới thật sự là đỉnh cao của gốm sứ men rạn. Mặc dù nghệ nhân Phạm Đạt tạo ra dòng men rạn Bát Tràng dựa trên việc phục dựng lại các kỹ thuật của cha ông ta ngày xưa truyền lại, nhưng Phạm Đạt đã có những sáng tạo mới.

Ông đã nghiên cứu sự kết hợp của nhiều tri thức và kinh nghiệm nhằm tạo được nét độc đáo: mỗi một món đồ được anh tạo khuôn riêng và tuỳ theo mỗi dòng sản phẩm mà kết hợp đắp nổi với khắc chìm một cách tinh xảo nhất. Có thể thấy, tác phẩm của Phạm Đạt tạo được độ sáng bóng cao nhưng không mất đi nét đặc trưng của men rạn chính là kỹ thuật phủ một lớp men rạn bên trên gốm theo kỹ thuật bí truyền ở nhiệt độ cao.

Dòng men rạn gốm sứ Phạm Đạt rất đặc sắc ở kỹ thuật nung, chỉnh nhiệt độ và canh thời gian chính xác để chế tạo được những đường rạn to nhỏ đều nhau – đó là một sự tính toán tỉ mỉ.

Sản phẩm là đồ thủ công nên cần sự tỉ mẩn mới tạo ra giá trị và sự độc đáo. Cầu kỳ, cẩn trọng từ khâu lựa chọn và xử lý nguyên vật liệu đến tạo mẫu và đắp hoa văn nên sản phẩm của cơ sở Phạm Đạt luôn nổi bật với những đường nét đẹp mắt. Những nét hoa văn nổi bật, tinh xảo, màu sắc đẹp, kiểu dáng mỹ thuật và đẹp cả về chất liệu đất sét và màu men. Các đường rạn đều đặn, không chỉ có độ mịn, độ sâu mà còn có cả độ bóng.

Với dòng gốm tâm linh, sưu tầm các bộ thờ cúng, nghệ nhân Phạm Đạt đã đáp ứng được mong muốn của những người yêu văn hoá truyền thống: cầu kì, tinh tế nhưng rất đỗi tự hào. Bởi sưu tầm gốm cổ tâm linh và chọn cho gia đình những bộ đồ thờ cúng được đặt ở các vị trí trang trọng nhất từ xa xưa đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu trong đời sống văn hoá Việt.

Đối với nghệ nhân Phạm Đạt nói riêng và những người yêu gốm sứ nói chung, những tác phẩm của anh không chỉ là các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người mà nó còn chứa đựng những công sức, tâm huyết tình cảm, sự tỉ mỉ, chau chuốt và nâng niu chúng qua mỗi công đoạn để tạo nên sản phẩm hoàn hảo nhất. Đó còn là tấm lòng yêu quê hương muốn giữ gìn và phát huy những điều tốt đẹp, cái hay của làng nghề.

Nghệ nhân Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”
Đặc trưng gốm sứ men rạn Phạm Đạt

3. Bản thành tích được tôn vinh của các nghệ nhân gốm

Phạm Đạt trở thành một trong những cái tên mới nhất và trẻ nhất được Bộ Công thương tôn vinh và trở thành nghệ nhân ưu tú trẻ tuổi nhất Bát Tràng. Tại Cung văn hoá Hữu nghị Việt Xô vào tối ngày 15/12/2020, nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt đã vinh dự nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Năm 2013: UBND thành phố Huế chứng nhận nghệ nhân Phạm Đạt đã hoạt động tích cực và đóng góp lớn vào thành công của Festival nghề truyền thống Huế 2013 (tháng 5/2013).

Năm 2014: Ban tổ chức chương trình thương hiệu truyền thống và gia truyền làng nghề Việt tặng cúp vàng.

Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chứng nhận đã tích cực tham gia Festival Huế 2014, 2015 và 2017.

Năm 2017: Bộ trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen.

Bát hương gốm men rạn cổ; Tranh gốm chạm đồng; Thạp gốm Tứ linh được vinh danh là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thành phố Hà Nội năm 2013 (xác nhận của UBND TP. Hà Nội đối với Cơ sở Gốm sứ Phạm Văn Đạt).

Nghệ nhân Phạm Đạt – “Trứng rồng lại nở ra rồng”
Bản thành tích được tôn vinh của các nghệ nhân gốm

Bộ sản phẩm đồ thờ bằng gốm bát tràng là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc-năm 2014;

Bộ sản phẩm đồ thờ men rạn giả cổ đắp nổi là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2015.

Tác phẩm: Choé, đèn chum và bình gốm men rạn hoa văn đắp nổi trưng bày tại Triển lãm gốm sứ “Kế thừa và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nộ

Thi công, trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục và có nhiều tác phẩm: Bộ đỉnh hạc, Bát hương và lọ Lộc bình trưng bầy tại chùa Kim Trúc Tự

Đôi lộc bình cao 1,6 m và Lư hương có đường kính 50cm chất liệu gốm men rạn cổ hoa văn đắp nổi tại di tích Chùa Một mái

Có nhiều sản phẩm gốm men rạn cổ hoa văn đắp nổi trưng bày tại chùa Bồ đề.

Bát hương, Đôi lục bình và bát hương đặt tại Đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình;

Xác nhận của Chùa Một mái (Di tích lịch sử Quốc gia) tại huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội xác nhận sản phẩm của ông là Đôi Lộc bình cao 1,6 m và Lư hương được đặt tại Chùa. 

Xem thêm: