Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (1 bình chọn)

Có những điều mà nhiều khi trí tưởng tượng bay bổng nhất của ai đó cũng không thể nào tưởng tượng nổi. Cậu bé 10 tuổi theo cha vào lò gốm ngày ấy, với đôi mắt mở lớn say mê tìm tòi, Nghệ nhân Trần Độ nay đã trở thành người nổi tiếng của làng cổ Bát Tràng và được bà con yêu mến gọi là “Vua men gốm”.

1. Tiểu sử nghệ nhân Trần Độ

Sinh năm 1957, tuổi Đinh Dậu, nghệ nhân Trần Văn Độ (còn gọi là Trần Độ) là thế hệ thứ 18 của dòng họ Trần ở Bát Tràng theo nghề gốm.

“Từ khi lên 10 tuổi, tôi được cha đưa vào xưởng sản xuất và được dạy làm những công đoạn như vò đất, bắt vôi. .. sau đó thì được bác tôi là nghệ nhân nổi tiếng của làng nghề truyền dạy kinh nghiệm pha chế nguyên liệu gốm sứ truyền thống. Thời điểm ấy, bàn tay non nớt của một đứa trẻ đã từ giã những cuộc chơi với bạn bè đồng trang lứa để đến với nghề của ông cha và tôi không có ước mơ trở thành một nghệ nhân gốm như hôm nay “- nghệ nhân Trần Độ chia sẻ. Thế rồi, sự tình cờ không báo trước cùng mối lương duyên định mệnh đã chọn ông là người đại diện khơi nguồn nên hồn gốm cổ.

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt
Tiểu sử nghệ nhân Trần Độ

2. Từ người con nhà nòi về gốm

Trưởng thành từ anh công nhân của Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng, năm 1989, cảm thấy mình đã đủ độ chín để gắn bó với nghề gốm, Trần Độ quyết định mở lò gốm của riêng mình.

Ngay từ ban đầu, ông đã chọn cho mình một lối đi khác: Tìm về các hoạ tiết và men màu cổ biểu tượng của văn hoá dân tộc.

Quả thật, Trần Độ không những là một nghệ nhân tài năng mà còn là người có tấm lòng với quê hương xứ sở. Ông được phong tặng rất nhiều danh hiệu trong đó tiêu biểu phải nhắc đến danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2016. Bảng thành tích chỉ rõ: “Nghệ nhân Trần Độ đã nhiều cống hiến trong công tác bảo tồn và trùng tu di sản ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiêu biểu là: Hiến tặng tượng thần Kim Quy nhân Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội; cụ rùa vàng ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nhiều sản phẩm được hiến tặng ở các di tích lịch sử văn hoá như: Đền Voi ma mút, Quán Thánh, Đền Hùng, Đền Trần, Yên Tử, Đền Đô. .. Ông cũng là người có công lớn về truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ, ông đã từng truyền dạy hơn 200 người và nhiều học trò của ông đã trở thành thợ giỏi và nghệ nhân dân gian nghệ nhân Hà Nội “.

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt
Từ người con nhà nòi về gốm

3. Đến người thầy tài hoa của gốm sứ Việt

Với lòng say mê với gốm nên sản phẩm của Trần Độ hội tụ được nhiều nét đẹp của những dòng gốm cổ Việt Nam qua những thế kỷ lịch sử. Ông chăm chỉ chiêm ngẫm nhiều mẫu dáng gốm sưu tầm trong các viện bảo tàng hay trong những triển lãm gốm nổi tiếng của bạn bè, tiếp xúc học hỏi với những nhà nghiên cứu về gốm đầu ngành và miệt mài nghiên cứu về những hoạ tiết và các màu men cổ. Cũng bởi thế nhìn gốm Trần Độ sẽ thấy hình bóng của gốm men ngọc thời Lý, gốm hoa nâu thời Trần, gốm hoa lam thời Lê và gốm men rạn thời Lê – Nguyễn , đều là một “đặc sản” chỉ có riêng của gốm Bát Tràng.

Trần Độ đã tạo ra được nhiều dòng men quý, trong đó có hơn 70 loại men cổ cùng với những màu men khác nhau. Riêng dòng men ngọc, ông đã sở hữu tận 12 công thức pha chế, trong đó dòng men nâu trầm từ xưa đến giờ không hề có mặt ở Bát Tràng. Rồi men lam, men rêu, men đá, men rạn, men nâu, men đen. ..

Không chỉ men, với năng khiếu bẩm sinh cùng sự tài hoa, khả năng “thổi hồn” gốm cổ của nghệ nhân Trần Độ cũng được thể hiện qua việc ông phục chế thành công nhiều hiện vật quý hiếm.

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt
Đến người thầy tài hoa của gốm sứ Việt

4. Những giải thưởng và thành tích của nghệ nhân Trần Độ.

Là người tiên phong phục hồi men gốm cổ đã giành nhiều giải thưởng cao quý như Huy chương “Bàn tay vàng” của Liên hiệp HTX Thủ công nghiệp Trung ương tặng năm 1990; Giải thưởng Đôi bàn tay vàng của Hội Mỹ thuật Đông Dương (1999). Giải thưởng Hà Nội vàng của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng cùng ban tổ chức Hội chợ Doanh nghiệp VN hướng tới 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trao tặng (2002); Giải vàng Ngôi sao Việt Nam (Hội Mĩ thuật Việt Nam) (2002).

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt
Những giải thưởng và thành tích của nghệ nhân Trần Độ.

5. Giới thiệu các sản phẩm thủ công của nghệ nhân Trần Độ

Trần Độ đã tạo ra rất nhiều dòng men cổ, trong đó có hơn 70 loại men cổ quý hiếm với những công thức men khác nhau. Riêng dòng men cổ thì ông đã sở hữu tận 12 công thức pha chế, trong đó dòng men nâu trầm từ xưa đến giờ không hề có mặt ở Bát Tràng. Rồi men lam, men rêu, men đá, men rêu, men nâu, men đen. ..

Tiểu sử Nghệ Nhân Trần Độ – Bậc Thầy Gốm Việt
Giới thiệu các sản phẩm thủ công của nghệ nhân Trần Độ

Lò gốm của ông cũng có nhiều đơn đặt hàng làm những sản phẩm gốm phục vụ công tác đối ngoại. Mới đây nhất, tác phẩm gốm Tượng rồng triều Nguyễn (được làm bằng đất sét lấy từ Chí Linh – Hải Dương và cao lanh lấy ở Đông Triều – Quảng Ninh; men được làm từ 5 loại đá: Đá vuông, đá nhọn, đá trường thạch, đất và bột Mangan đều được chế tác thủ công và nung trong môi trường sạch 1.250 độ C) do ông chế tác được Chính phủ chọn làm quà tặng cho hai vị chính khách dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần hai tại Hà Nội.

Xem thêm: