Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (2 bình chọn)

Làng gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á vẫn tồn tại nguyên vẹn đến tận ngày nay. Nếu bạn đã quá quen với các nơi khác của tỉnh Ninh Thuận, vậy hãy thử đổi gió với một điểm tham quan làng nghề truyền thống đầy hấp dẫn như làng nghề gốm Bàu Trúc nhé!

Giới Thiệu Làng Gốm Bàu Trúc

Nằm ở ven quốc lộ 1A và cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Ngôi làng này là một trong số ít các ngôi làng lâu đời nhất ở Đông Nam Á. Đây cũng là làng duy nhất làm gốm hoàn toàn bằng tay. Cùng với làng dệt Mỹ Nghiệp, làng gốm Chăm Bàu Trúc cùng nằm trong dự án bảo tồn và phát huy làng nghề làm gốm truyền thống của người Chăm thành điểm du lịch Ninh Thuận nổi tiếng.

Ngôi làng Bàu Trúc trước đây có tên gọi theo tiếng Chăm là Paley Hamu Trok, có nghĩa là Ma Tró hay “làng trũng” theo tiếng Việt, xưa là địa danh làng Vĩnh Thuận thời Minh Mạng năm 1832. Vào năm 1964, vì một trận lụt lớn nên dân làng phải dời về nơi có nhiều cây trúc bên cạnh một cái ao lớn. Từ đó người dân gọi là làng Bàu Trúc.

Giới Thiệu Làng Gốm Bàu Trúc
Giới Thiệu Làng Gốm Bàu Trúc

Lịch Sử Làng Gốm Bàu Trúc

Theo người xưa kể lại rằng, cách đây mấy ngàn năm về trước, tổ nghề của gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh. Vợ chồng ông dạy cho những người phụ nữ ở làng cách lấy đất sét phù sa ở sông Quao rồi đem về nhào và nặn để chế tạo nên các đồ dùng đơn giản trong gia đình như nồi nung, bếp lò, bình cắm hoa… Để tỏ lòng tri ân với ông tổ nghề làm gốm Chăm, người dân nơi đây đã tổ chức cúng và tương nhớ vào dịp tết Kate hằng năm.

Làng nghề gốm bàu trúc song hành với làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã làm nên nét văn hoá đặc trưng dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Làng gốm Bàu Trúc được đánh giá là một trong những làng gốm truyền thống có tuổi đời dài nhất Đông Nam Á vẫn tồn tại và duy trì được đến ngày nay. Đồng thời, loại gốm truyền thống này cũng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lịch Sử Làng Gốm Bàu Trúc
Lịch Sử Làng Gốm Bàu Trúc

Tổ Nghề Của Làng Gốm Chăm Bàu Trúc

Theo truyền thuyết kể rằng, tổ nghề của làng gốm Ninh Thuận chính là ông Poklong Chanh, ở thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại Poklong Garai đã khước từ làm quan đại thần và về làng dạy các phụ nữ Chăm cách nắn và nung đất sét tạo nên các đồ dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Những người phụ nữ Chăm đã thổi hồn vào đất sét vùng sông Quao để tạo ra các tác phẩm nở hoa và giữ lửa cho nghề gốm truyền thống suốt hơn nghìn năm nay. Để ghi nhớ công lao của tổ nghề gốm, bà con ở đây đã lập đền thờ và tổ chức cũng tế ông Poklong Chanh vào dịp lễ Katê khoảng cuối tháng 9 đến tháng 10 theo lịch Chăm mỗi năm ở Tháp Chàm Poklong Garai.

Tổ Nghề Của Làng Gốm Chăm Bàu Trúc
Tổ Nghề Của Làng Gốm Chăm Bàu Trúc

Nét Độc Đáo Nghệ Thuật Làng Gốm Bàu Trúc

Làng gốm Bàu Trúc là một trong nhiều điểm đến ở Ninh Thuận thu hút và nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp với lối nung nấu độc đáo, tinh tế và mang đậm bản sắc văn hoá Chăm. Một số nét độc đáo của nghệ thuật làm gốm ở làng nghề Bàu Trúc Ninh Thuận có thể kể đến như:

Các công đoạn làm gốm hoàn toàn bằng thủ công

Nét đặc trưng của gốm Bàu Trúc đó chính là các sản phẩm thủ công có cách nung riêng, đầy độc đáo. Theo như tiết lộ của những nghệ nhân làm gốm nơi đây thì tất cả những công đoạn làm gốm được làm bằng thủ công, nghĩa là sử dụng lực tay và chân là chủ yếu.

Nguyên liệu làm gốm ở Bàu Trúc

Một trong những bí quyết góp phần tạo nên nét độc đáo của sản phẩm gốm trứ danh tại đây đó chính là nguyên liệu. Đất sét lấy ở bờ sông Quao nên có độ mịn và dẻo khá cao. Đất sét trộn với cát và nước tạo nên một tỉ lệ thích hợp nhất định. Sau đó dùng chày hoặc tay nhồi tiếp cho đến khi bột có được độ dẻo nhất định.

Đây là công đoạn tạo hình dáng cho sản phẩm. Người ta thường đùa vui và hài hước khi tạo hình sản phẩm với cụm từ: “tay quay, mông xoay”. Hiểu nôm na đơn giản, nghĩa là người nghệ nhân làng gốm Ninh Thuận Bàu Trúc sẽ để mẫu đất sét lên trên cái bàn xoay, sau đó đi vòng quanh và dùng tay xoay đồ vật để tạo thành hình thù theo ý muốn.

Không dùng bàn xoay để làm gốm

Ở nhiều nơi làm gốm khác họ sử dụng bàn xoay. Tuy nhiên những nghệ nhân làm gốm ở đây không sử dụng bàn cố định, họ dùng tay xoay và di chuyển người để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời. Những người phụ nữ Chăm không khác nào một nghệ nhân thực thụ cả. Họ dùng chính đôi bàn tay của mình để tạo ra sản phẩm đầy ứng dụng và tính thẩm mỹ. 

Sau khi tạo hình xong sẽ được vẽ hoặc trang trí, điêu khắc lên sản phẩm nhằm tạo điểm nhấn cho sản phẩm. Các hoa văn trên sản phẩm tuy đơn giản nhưng cũng đầy ấn tượng và mang một nét quyến rũ khác lạ và rất riêng.

Nét Độc Đáo Nghệ Thuật Làng Gốm Bàu Trúc
Nét Độc Đáo Nghệ Thuật Làng Gốm Bàu Trúc

Nét độc đáo trong quá trình nung gốm ở làng gốm Bàu Trúc

Sau khi tạo hình dáng và trang trí đồ xong xuôi thì người dân đem ra ngoài phơi nắng rồi để trong bóng râm một vài ngày trước khi đem nung. Có nhiều du khách đến đây tham quan đều ngạc nhiên, vì họ chẳng thấy được lò nung gốm ở đâu cả. Khi gạn hỏi những nghệ nhân mới biết rằng tại đây họ không sử dụng lò để nung mà lại là nung lộ thiên (nung tại chỗ). Đó cũng chính là nét đặc trưng thứ hai của làng gốm Bầu Trúc truyền thống.

Cách nung tại làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận này cũng dân giã, mộc mạc và thô sơ như chính cách tạo hình vậy. Lớp dưới cùng họ để củi, sau đó đặt sản phẩm lên rồi trải rơm lên và vun thành đống để nung. Quá trình nung sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng – 10 tiếng, tuỳ vào độ mỏng dày của sản phẩm.

Nguyên liệu phun màu hết sức dân dã

Họ sử dụng phun màu, loại màu này được lấy từ trái dông hoặc quả mít. Vì vậy, gôm Bàu Trúc có màu vàng đỏ, đỏ hồng hay đen xám và kèm theo đó là các vệt nâu, tạo nên nét riêng độc đáo cho gốm truyền thống tại đây. Tạo độ bóng bẩy là giai đoạn cuối cùng trước khi đem sản phẩm ra bày bán. Họ dùng tinh dầu được ngâm từ vỏ hạt điều trước đó để phun đều trên toàn bộ bề mặt của sản phẩm nhằm tạo độ mịn và bóng cho sản phẩm.

Mỗi một sản phẩm làm ra đều khác biệt, không có cái nào giống cái nào

Vì là mỗi công đoạn đều làm hoàn toàn thủ công cho nên sau khi hoàn thiện về cơ bản sẽ không có sản phẩm nào giống hệt sản phẩm nào. Đa phần những sản phẩm gốm ở đây đều gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân như bát, chén, đĩa hay tượng phật, vũ nữ Apsara hay phù điêu hình vua Chăm,… Gốm sứ bát tràng ở đây rất đa dạng về mẫu mã sản phẩm, từ màu sắc cho đến hình dáng, từ tỉ mỉ chi tiết cho đến các sản phẩm đời thường.

Nét Tâm Linh, Tín Ngưỡng Đối Với Tổ Nghề Người Chăm Bàu Trúc

Khác với các làng nghề làm gốm của người Việt, người Ninh Thuận luôn mang tín ngưỡng tạ ơn tổ nghề. Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự tôn kính và nhớ ơn đặc biệt với những người đã tạo ra nó. Điều này được thể hiện thông qua nghi thức và quy tắc trong mỗi giai đoạn của việc tổ chức một ngày trọng đại. Ngày 21 tháng 10 hàng năm (tức ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch) là ngày giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc.

Nét Tâm Linh, Tín Ngưỡng Đối Với Tổ Nghề Người Chăm Bàu Trúc
Nét Tâm Linh, Tín Ngưỡng Đối Với Tổ Nghề Người Chăm Bàu Trúc

Hướng Dẫn Đường Đi Đến Làng Gốm Bàu Trúc

Làng gốm bàu trúc ở đâu? Chỉ cách trung tâm thành phố Phan Rang 10km, làng gốm Bầu Trúc nằm ở phía Nam thành phố nên khá thuận lợi cho du khách tham quan trên đường về. Từ trung tâm thành phố Phan Rang, bạn đi theo hướng đường Thống Nhất hoặc Trần Phú. Sau đó đi thẳng đường Trần Phú qua siêu thị Co.op-mart Thanh Hà sẽ gặp một vòng xoay. Tiếp tục đi thẳng vòng xoay vào quốc lộ 1A, sau đó đi thẳng đường quốc lộ 1A rẽ sang tay phải là sẽ tìm được cổng vào làng gốm Ninh Thuận.

Hướng Dẫn Đường Đi Đến Làng Gốm Bàu Trúc
Hướng Dẫn Đường Đi Đến Làng Gốm Bàu Trúc

Giá Vé Tham Quan Làng Gốm Bàu Trúc

Hiện nay việc tham quan làng gốm là miễn phí, nên du khách có thể đến tham quan miễn phí hoặc nếu muốn tự tay làm gốm hãy hỏi những nghệ nhân ở các làng nghề tư vấn. Khi ra về, du khách đừng quên mua những sản phẩm gốm đẹp mắt và chất lượng mang về nhà để bày trí, hoặc là làm quà tặng bạn bè và người thân sau mỗi chuyến đi.

Giá Vé Tham Quan Làng Gốm Bàu Trúc
Giá Vé Tham Quan Làng Gốm Bàu Trúc

Điểm Tham Quan Gần Làng Gốm Bàu Trúc

Ngoài tham quan làng nghề gốm bàu trúc, du khách có thể kết hợp tham quan thêm một số địa điểm ở gần đó như: làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, khu du lịch văn hoá và sinh thái sen Charaih Ninh Thuận.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Nằm trong cụm làng nghề truyền thống tại thôn Mỹ Nghiệp, làng dệt thổ cẩm nằm cách làng gốm Bầu Trúc khoảng 3km. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến về quá trình dệt thổ cẩm. Để tạo ra được một sản phẩm từ thổ cẩm không hề đơn giản khi mà người phụ nữ Chăm tỉ mỉ trong từng đường dệt và thớ vải. Ngoài ra, với mức giá thành hợp lý, du khách có thể mua những sản phẩm được làm từ thổ cẩm như ví, túi xách, trang phục,… về làm quà tặng.

Khu du lịch văn hóa và sinh thái sen Charaih Ninh Thuận

Khu du lịch sen Charaih cũng thuộc làng Mỹ Nghiệp. Nằm cách làng nghề gốm bàu trúc không xa, vì vậy du khách có thể kết hợp tham quan nhiều nơi khác nhau nhằm tối ưu chi phí trong chuyến du lịch của mình. Đa phần bên trong khu du lịch văn hoá và sinh thái sen Charaih Ninh Thuận chính là cánh đồng sen nở bạt ngàn, xung quanh còn có hoa hướng dương cùng một vài điểm chụp hình sống ảo khác. Giá vé vào cổng sẽ dao động khoảng 20.000 đ – 25.000 đ tuỳ thời điểm. Khi đến đây bạn đừng quên thưởng thức một vài món ngon dân dã, mang đậm hương vị đặc trưng của đồng bào dân tộc Chăm nơi đây, chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn và nhớ mãi không quên.

Điểm Tham Quan Gần Làng Gốm Bàu Trúc
Điểm Tham Quan Gần Làng Gốm Bàu Trúc

Ngoài ra, gần làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận cũng có một số điểm tham quan như:

  • Đồi cát Nam Cương
  • Làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp
  • Bãi biển Cà Ná

Lời kết: Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận. Nếu có dịp đến với miền Trung nắng gió hay đi du lịch Ninh Thuận thì các bạn đừng quên dành thời gian ghé thăm làng nghề gốm bàu trúc – nơi “đất nở hoa” bởi chính đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân gốm, nơi lưu giữ cái hồn gốm cũng như nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Chăm xưa nhé!

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi