Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (1 bình chọn)

Làng gốm Phù Lãng thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đã tồn tại ngót nghét 700 năm với các sản phẩm gốm hết sức tinh xảo nổi danh khắp đất nước và trở thành một trong những làng nghề lâu đời nhất Việt Nam. Hôm nay cùng Royalceramic khám phá thêm về Làng gốm Phù Lãng:

Giới thiệu về làng gốm phù lãng

Làng Phù Lãng là một làng điển hình của nông thôn Bắc Bộ xưa với nhiều địa điểm du lịch văn hoá nổi tiếng.

Đến làng gốm Phù Lãng, dọc hai bên con đường làng bê tông quanh co, các bạn sẽ dễ nhận thấy nét đặc trưng của làng nghề gốm vùng nông thôn Bắc Bộ với những đống rơm và mái nhà gạch trần với các mái ngói nhấp nhô.

Ở trên sân, bờ ruộng dọc theo đường đi, toàn là sản phẩm của nghề gốm với các tiểu, quách, chậu cây cảnh, bình gốm, chum, vại được xếp tầng tầng lớp lớp. Cái còn ướt đỏ màu đất, cái đã ướt vàng, cái đã qua lò nung nước bóng loáng.

Giới thiệu về làng gốm phù lãng
Giới thiệu về làng gốm phù lãng

Làng gốm phù lãng ở đâu ?

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày đưa đón du khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này ở Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn và Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.

Làng Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều chuyến đò đưa du khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có niên đại cuối thời Trần và đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn và được biết đến với nghề gốm truyền thống.

Làng gốm phù lãng ở đâu _
Làng gốm phù lãng ở đâu _

Lịch sử của làng gốm phù lãng

Làng gốm Phù Lãng được xây dựng và phát triển vào thời Trần và đầu thế kỷ XIV. Hiện nay, bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng giữa thế kỷ XVII đến XIX. Đó là sản phẩm gốm men nâu có các màu khác nhau như men nâu, vàng nhạt, vàng sẫm, vàng nâu. ..

Theo sử sách ghi chép lại thì ông tổ nghề của làng gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình phái sang Trung Quốc. Ông học được nghề làm gốm rồi đem truyền lại cho người trong nước. Đầu tiên, nghề gốm được truyền sang dân cư đôi bờ sông Lục Đầu và sau được truyền sang vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thế kỷ 13 (thời nhà Trần) nghề được truyền đến đất Phù Lãng Trung. Hiện nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nơi đang lưu giữ và trưng bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có niên đại khoảng thế kỷ 17 – 19.

Dấu ấn của gốm Phù Lãng còn tồn tại khắp đồng bằng sông Hồng là những sản phẩm gốm liên quan đến thờ cúng gồm long, phụng, ngai, lư hương, ngai, bệ thờ, rồng, phượng. .. trên mái đền, đình, chùa, phủ. ..

Lịch sử của làng gốm phù lãng
Lịch sử của làng gốm phù lãng

Quy trình và nguyên liệu làm gốm phù lãng có gì đặc biệt

Làng gốm Phù Lãng tập trung vào 3 loại: gốm sử dụng trong thờ cúng (lư hương, đèn thờ cúng, bát hương. ..); gốm gia dụng (chum, bình, vại, âu, ấm, bình vôi, ống điếu. ..); gốm trang trí (lọ, bình tạo hình thú như hươu, nai. ..).

Nếu như gốm Thổ Hà lấy nguyên liệu từ “xương” đất sét xám và gốm Bát Tràng từ đất sét trắng, thì gốm Phù Lãng lại được lấy nguyên liệu từ “xương” đất sét hồng từ Thống Vát và Cung Khiêm – Bắc Giang.

Khi lấy đất xong thì người ta phải phơi đất đã khô và trộn đều với những lớp đất đã vỡ thành từng viên nhỏ như ngón chân cái và mới ngậm nước. Tiếp tục vê tròn, nén đất, nhặt sạn, phá và sàng cho tới khi đất nhuyễn mịn. Miếng đất trước khi chuốt phải được vò tròn 10 lần rồi mới đưa lên bàn xoay nắn.

Nét độc đáo nổi trội của làng gốm Phù Lãng là người làng đã sử dụng phương pháp khắc nổi theo hình thức chạm hay còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền bỉ; hình dáng của gốm đơn giản nhưng khoẻ khoắn và điêu khắc tạo hình phong phú.

Về mặt tạo hình, gốm Phù Lãng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau về điêu khắc tạo dáng với các hình khối đa dạng. Tuy nhiên, có thể quy thành hai phương pháp cơ bản là tạo hình trên bàn xoay rồi khắc trên khuôn gỗ hoặc khuôn đất nung rồi ghép lại.

Sau khi tạo hình xong sản phẩm được sấy khô để bảo đảm không nứt và không làm biến đổi hình dạng của sản phẩm. Ngày nay người thợ còn dùng phương pháp sấy khô trong lò và gia nhiệt từ từ làm nước bay hơi.

Sản phẩm mộc sau khi hoàn chỉnh được đưa trở lại lò nung. Xếp sản phẩm trong lò nung cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng tối đa diện tích lò nhằm tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu suất cao.

Quy trình và nguyên liệu làm gốm phù lãng có gì đặc biệt
Quy trình và nguyên liệu làm gốm phù lãng có gì đặc biệt

Hướng dẫn cách đi đến làng gốm phù lãng

Để đến tham quan làng gốm Phù Lãng bạn có thể mua tour có người dẫn tại đại lý du lịch hoặc có thể tự mình đi theo cách tự túc.

Từ Hà Nội có thể đi thẳng theo quốc lộ 5 và rẽ xuống đường 1A mới. Tới cầu vượt ở Bắc Ninh rồi rẽ phải theo đường đi Phả Lại. Khi gặp một cột cây số ghi “Phả Lại – 6 km” mấy trăm mét rồi rẽ phải theo một con đường làng nhỏ cách chợ Châu Cầu chừng 5 – 10 phút là đến nơi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn đi xe bus số 54 từ Long Biên về thành phố Bắc Ninh. Sau đó, bắt xe “Bắc Ninh – Sao Đỏ” sẽ di chuyển qua làng gốm Phù Lãng.

Hướng dẫn cách đi đến làng gốm phù lãng
Hướng dẫn cách đi đến làng gốm phù lãng

Đến làng gốm phù lãng có gì chơi?

Đến với làng nghề, du khách không được bỏ qua các lò nung gốm. Với hơn 200 lò nung đang hoạt động, khi đi tham quan các lò gốm, chúng ta sẽ quan sát được tất cả các hoạt động của lò nung từ khi bắt đầu nung đến lúc sản phẩm hoàn thành. Làng gốm Phù Lãng chủ yếu nung gốm bằng than, một số sản phẩm đặc thù sẽ được nung bằng điện. Thông thường sau khi nung xong lò rất nóng và phải chờ nguội trong vòng vài tiếng mới có thể mở lò ra lấy sản phẩm.

Đến làng gốm phù lãng có gì chơi?
Đến làng gốm phù lãng có gì chơi?

Cách đây hàng trăm năm, làng gốm Phù Lãng đã đứng trước nguy cơ thất truyền. Nhưng nay, với hơn 200 lò nung liên tục đỏ lửa, làng nghề đã hồi sinh. Với người làm gốm thì sống được với nghề là điều quý nhất nên dù công việc vất vả thì lòng yêu nghề cũng không thay đổi. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức và thông tin hữu ích tại Làng gốm Phù Lãng.

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi