Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (1 bình chọn)

Làng gốm Chu Đậu được biết đến như một ngôi làng với sự kết tinh văn hoá nhân loại, đây cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá gốm sứ truyền thống của Việt Nam. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gốm Sứ Royalceramic để hiểu thêm về ngôi làng này nhé!

Giới thiệu về men Gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu Nam Sách Hải Dương có đặc điểm nổi trội là men trắng cực trong với hoa văn màu xanh, do sử dụng men trắng chàm và hoa văn đỏ nâu hoặc màu lục vàng do sử dụng men tam thái. Kiểu dáng và hoạ tiết của hoa văn trên gom su chu dau tinh xảo và mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Bí quyết để có được sản phẩm gốm đạt đến độ tinh xảo của người dân nơi đây chính là nhờ kĩ thuật vẽ dưới men và mang nung trong lò, sau đó mới tráng men tam thái và mang nung thêm một lần nữa. Cũng nhờ vậy mà các sản phẩm gốm của làng Chu Đậu từ xưa dù đã bị chôn vùi dưới lòng đất, hay vùi dưới lòng biển suốt nhiều thế kỷ vẫn giữ được vẹn nguyên về màu sắc và kiểu dáng.

Giới thiệu về men Gốm Chu Đậu
Giới thiệu về men Gốm Chu Đậu

Làng gốm chu đậu ở đâu

Làng gốm chu đậu ở đâu? Cách Hà Nội khoảng 60km, làng gốm Chu Đậu thuộc địa phận Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương 16km theo hướng Tây Bắc ở tả ngạn con sông Thái Bình. Dù không nằm trong trung tâm thành phố, song làng nghề này vẫn luôn tấp lập bởi tiếng trò chuyện rôm rả của du khách thập phương.

Bản Sắc Gốm Chu Đậu

Điều đầu tiên và cũng là đặc biệt nhất mang đến bản sắc rất riêng của gốm Chu Đậu mà không dòng gốm nào có được, chính là chất men gốm. Men gốm Chu Đậu được làm từ vỏ trấu, người thợ sẽ tách vỏ trấu khỏi hạt thóc vàng, sau đó mang đi đốt rồi chiết xuất lấy men gốm. Chính vì vậy, những sản phẩm gốm Chu Đậu sẽ có màu men vô cùng đặc biệt – màu trắng ngà từ vỏ trấu. Lớp men này đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chứng nhận là dòng men độc bản. Ngoài ra, chất men còn được làm hoàn toàn từ thiên nhiên, không pha trộn tạp chất nên rất an toàn khi sử dụng.

Không chỉ đẹp và bền, men gốm Chu Đậu cũng rất bền với thời gian. Trải qua hơn 400 năm lưu lạc và bị chôn vùi dưới lòng đất và lòng biển của Cù Lao Chàm, song những mẫu vật gốm Chu Đậu cổ khi được trao trả đều giữ được các hoạ tiết và hoa văn gần như nguyên vẹn. Ngoài ra, do được làm từ loại vỏ của hạt thóc – một nguyên liệu sẵn có và là đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam nên lớp men gốm Chu Đậu cũng mang đậm nét bản sắc và hồn cốt của người Việt.

Thứ hai, những sản phẩm gom chu đậu cổ được tạo hình dựa trên cảm hứng về thiên nhiên. Ví dụ như những bình hoa đều được tạo hình dựa trên trái bầu hoặc quả bí. Đây là cách tạo hình gốm theo lối truyền thống. Có thể thấy rằng gốm Chu Đậu luôn muốn lưu giữ nét truyền thống của văn hoá Việt Nam. Còn thứ ba là về khâu trang trí, mỗi sản phẩm gốm Chu Đậu thường được trang trí làm 3 phần: Mở đầu, phần giữa và phần cuối. Đặc biệt, riêng dòng gốm Chu Đậu thì mực khi vẽ sẽ có màu nâu, tuy nhiên sau khi phủ lên lớp men rồi đưa vào lò nung sẽ tạo ra những hoa văn màu xanh lam truyền thống.

Phác họa vài nét lịch sử của làng gốm Chu Đậu

Làng nghề làm gốm Chu Đậu nằm ở xã Thái Tân thuộc huyện Nam Sách của tỉnh Hải Dương ở tả ngạn của con sông Thái Bình. Làng nghề Chu Đậu được thành lập vào khoảng thế kỉ 14 và phát triển mạnh trong thế kỉ 15 và 16. Sau đó, vì chiến tranh loạn lạc nên nghề làm gốm ở Chu Đậu đã bị mai một và thất truyền.

Đến năm 1980, bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là Makato Anabuki khi đến Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy một chiếc bình gốm hoa lam ở viện bảo tàng Takapisaray có khắc dòng chữ Hán “Thái Hoà bát niên Nam Sách châu, tương nhân Bùi thị Hý bút” nên đã nhờ bí thư tỉnh uỷ Hải Dương thời bấy giờ tìm hiểu nguồn gốc của chiếc bình gốm. Từ nguồn tin trên, tỉnh Hải Dương đã thúc đẩy cuộc khảo sát và khai quật được di tích Chu Đậu và phát hiện nhiều di vật của một trong những gốm mỹ nghệ lớn ở xã Thái Tân và Minh Tân, và từ đây việc phục hồi làng nghề gốm Chu Đậu trứ danh trong quá khứ đã được tiến hành.

Những người con của Chu Đậu bắt đầu phục hồi làng nghề truyền thống của cha ông, đồng thời thành lập xí nghiệp nhằm giúp sản phẩm của làng gốm phát triển hơn. Ngày nay, không những có mặt trong nước mà sản phẩm của làng gốm Chu Đậu còn hiện diện ở nhiều nước trên thế giới.

Phác họa vài nét lịch sử của làng gốm Chu Đậu
Phác họa vài nét lịch sử của làng gốm Chu Đậu

Những sản phẩm nổi tiếng lại làng gốm chu đậu

Gốm cổ Chu Đậu được sản xuất bằng những lò than thủ công và nung với nhiệt độ cao với hơn 1000 độ C. Thông qua quy trình sản xuất thủ công bao gồm nhiều bước như: sử dụng nguyên liệu làm gốm từ đất sét Trúc Thông, đổ khuôn tạo hình, sấy khô, tiện, vẽ và đun lò. Các nghệ nhân ở làng nghề Chu Đạu đã cho ra được các sản phẩm tinh xảo có giá trị cao. Hiện tại, những dòng sản phẩm chính của gom chu dau đã trở nên đa dạng như: đồ thờ cúng, sản phẩm quà tặng lưu niệm, sản phẩm gốm mỹ nghệ trang trí nội thất và xuất khẩu, sản phẩm gốm sứ gia dụng,…

Những sản phẩm nổi tiếng lại làng gốm chu đậu
Những sản phẩm nổi tiếng lại làng gốm chu đậu

Gốm Chu Đậu Có gì đặc biệt?

Gốm của làng Chu Đậu là từ loại đất sét trắng của vùng Trúc Thôn thuộc thị xã Chí Linh. Sau khi lấy đất xong thì người thợ sẽ mang ngâm trong nước đã lọc và cho phụ gia vào để luyện thành hồ làm gốm. Khi đất sét đã mềm, dẻo và có được độ mịn nhất định thì sẽ mang đi nung rồi nặn trên bàn xoay. Từ trước đến giờ, những sản phẩm gốm của làng Chu Đậu chủ yếu được làm thủ công, từ khâu nặn và đúc gốm cho đến khâu vẽ và trang trí hoa căn đều được những người thợ gốm tài ba của làng nghề đảm nhận. Chính vì thế, sản phẩm gốm khi ra lò đều đẹp và có những đặc trưng riêng so với gốm sứ ở các nơi khác.

Gốm Chu Đậu Có gì đặc biệt?
Gốm Chu Đậu Có gì đặc biệt?

Tông màu chủ đạo của làng gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu có điểm khác biệt so với những dòng gốm khác, bởi màu men trắng được phối hợp với hoa văn tinh xảo. Có một điều cần lưu ý và phân biệt rõ ràng nhất, đó là nét hoa văn màu xanh chủ đạo và pha một chút đỏ nâu. Chính vì thế mà dù đã bị chôn vùi ở quá khứ khá lâu, hay nằm dưới đáy biển suốt nhiều thế kỷ thì gốm Chu Đậu vẫn luôn giữ được nguyên vẹn kiểu dáng cùng màu sắc riêng biệt của mình.

Gốm Chu Đậu được lưu giữ ở đâu?

Với sự công phu và từng giọt mồ hôi của những người thợ, cuối cùng họ cũng được hưởng quả ngọt. Làng Gốm Chu đậu Hải Dương đã có tổng cộng hàng ngàn tác phẩm được trưng bày ở khắp các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Chỉ riêng bảo tàng Hải Dương quê nhà đã có tổng cộng 22.000 cổ vật được lưu giữ. Hơn hết có tổng cộng gần 50 bảo tàng quốc gia trên thế giới đang lưu giữ các cổ vật trên.

Làng gốm Chu Đậu Có thực sự chỉ là một làng nghề truyền thống?

Làng nghề gốm Chu Đậu được hồi sinh không chỉ góp phần lưu giữ các giá trị truyền thống và làm ra sản phẩm gốm nổi tiếng, mà còn biến nơi này thành một điểm du lịch hấp dẫn của Hải Dương. Ghé thăm làng gốm Hải Dương, du khách sẽ được chìm đắm trong không khí bình yên của một ngôi làng đồng quê Bắc Bộ mà còn được thăm quan và tìm hiểu về quá trình tạo nên các sản phẩm gốm sứ nức tiếng gần xa.

Làng gốm Chu Đậu Có thực sự chỉ là một làng nghề truyền thống?
Làng gốm Chu Đậu Có thực sự chỉ là một làng nghề truyền thống?

Đến làng gốm Chu Đậu – Hải Dương du khách được gì?

Khi đến làng gốm Chu Đậu Hải Dương, chắc chắn du khách sẽ phải choáng ngợp trước thế giới của gốm ở đây vô cùng nhiều màu sắc và tuyệt đẹp. Du khách sẽ được thăm quan các bộ sưu tập đồ gốm cổ và những sản phẩm gốm hiện đại hay thăm quan công ty cổ phần Gốm Chu Đậu và làng cổ gốm Chu Đậu Đặc biệt hẳn du khách sẽ phải hứng thú với việc thăm quan khu sản xuất cũng như tự mình trải nghiệm làm gốm hay khám phá những di chỉ khảo cổ học. Đặc biệt, nhiều điểm đến hấp dẫn xung quanh làng gốm cổ như đền thờ ông tổ gốm Chu Đậu Đặng Huyền Thông, bảo tàng gốm Chu Đậu hay những lò gốm cổ cũng sẽ mang đến những trải nghiệm hấp dẫn trên hành trình khám phá của du khách.

Di chuyển đến làng gốm Chu Đậu nhanh nhất

Nếu từ bán kính 70km trở lại, thì bạn có thể lựa chọn xe máy là thuận tiện nhất. Bởi lẽ tiện ích của xe máy là có thể ngắm nhìn cảnh sắc trên đường một cách chân thật nhất, đồng thời tiết kiệm được cả khoảng thời gian di chuyển. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình phương tiện khác. Chẳng hạn như: ở Hà Nội ra bến xe Gia Lâm hoặc bến xe Gíap Bát không khó để mua cho mình một vé xe khách đến Hải Dương.

Di chuyển đến làng gốm Chu Đậu nhanh nhất
Di chuyển đến làng gốm Chu Đậu nhanh nhất

Lời kết: Thông qua bài viết giới thiệu về làng gốm Chu Đậu của Gốm Sứ Royalceramic, bạn đã có thể hình dùng được lịch sử hình thành và phát triển của gốm Chu Đậu Nam Sách Hải Dương. Nếu có cơ hội đến đây, bạn đừng quên ghé thăm làng gốm Chu Đậu Hải Dương để tự mình khám phá thế giới đầy màu sắc của gốm sứ Việt Nam!

Dưới đây là một số làng gốm Bát Tràng nổi tiếng tại Việt Nam:

  1. Làng gốm thanh hà – Khám phá làng gốm bát tràng truyền thống
  2. Ghé thăm chợ gốm làng cổ bát tràng nổi tiếng
  3. Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận – Tinh hoa nghệ thuật
  4. Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương tinh hoa văn hóa Việt Nam
  5. Làng gốm Phù Lãng, Bắc Ninh – Làng gốm nổi tiếng 700 năm
  6. Tham quan làng gốm Bình Dương
  7. Làng gốm Hương Canh – Mộc mạc gốm sành Vĩnh Phúc
  8. Làng gốm Kim Lan ở đâu? Nét đẹp gốm Kim Lan
  9. Làng gốm vĩnh long “Vương quốc đỏ” gạch gốm Mang Thít
  10. Khám phá làng gốm Biên Hòa trăm năm tuổi
  11. Làng gốm Phước Tích – làng gốm đỏ lửa hơn 500 năm
  12. Khám Phá Làng Gốm Thổ Hà (Bắc Giang) nổi tiếng
  13. Làng Gốm Hải Dương – Nơi Lưu Giữ Dòng Chảy Những Nét Đẹp Lịch Sử
  14. Làng gốm Lư Cấm Nha Trang – Làng nghề lâu đời 200 năm tuổi