Ngày Vía Quan Âm
Hình Ảnh 12 Con Giáp
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 15 Tuổi
Mâm Cơm Cùng Về Nhà Mới
Quà Tặng Handmade
Hình Ảnh Con Mèo
Làng Gốm Lù Cẩm Nha Trang
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Con Trai 18 Tuổi
Cách Làm Quà Tặng Mẹ Nhân Ngày Sinh Nhật
Gốm Sứ Trung Quốc
Quà Tặng Cô Giáo Mầm Non
Logo Gốm Sứ
Đồn Vỏi Gốm Sứ Bát Tràng
Nghệ Nhân Phạm Thế Anh
Tặng Quà Sinh Nhật Cho Bạn Trai Mới Quen
Quà Tặng Công Nghệ
Bản Đồ Làng Gốm Bát Tràng
Bảo Tàng Gốm Sứ Bát Tràng
Gốm Sứ Long Loan
Làng Gốm Thổ Hà

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn – người mang hồn Việt ra thế giới

Theo dõi gốm sứ bát tràng Royalceramic.net tại
5/5 - (1 bình chọn)

Để ấm trà Tử Sa trở thành sản phẩm đặc trưng của Bát Tràng, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã trải qua nhiều thất bại, mất nhiều thời gian và công sức trong suốt 2 năm.

Sơ lược về Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Sinh năm 1964 nhưng nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn người làng Bát Tràng đã có gần 40 năm gắn bó với nghề gốm. Anh là người đã pha chế thành công chất đất làm ấm Tử Sa không thua kém loại đất ở Nghi Hưng – Giang Tô – Trung Quốc, nơi làm nên chiếc ấm Tử Sa huyền thoại.

Hướng tới Đại lễ nghìn năm Thăng Long – Hà Nội nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã dâng lên đại lễ hai tác phẩm: Vò Rồng và Bình khắc hoa văn rất tinh xảo.

Dáng người gầy, mảnh mai, đầu đội mũ trắng, tay cầm điếu thuốc, lộ nét phong trần nghệ sĩ, Vương Tuấn cho biết: “Trước đây muốn có trong tay một bộ ấm Tử Sa người mua phải bỏ tiền đặt tận Trung Quốc và nhiều khi còn mua phải đồ giả. Bây giờ không cần qua Giang Tô nữa vì ở Bát Tràng cũng có ấm Tử Sa “.

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn sinh ra tại Bát Tràng – mảnh đất có truyền thống gốm sứ lâu đời. Ngay cả lúc lên 10 tuổi theo bố cùng mấy chú trong làng đi nặn đất và làm gốm khiến anh cứ mê mẩn hết cả người. Ngày nào Tuấn cũng tự mày mò đắp nặn các cục đất sét thành những sản phẩm riêng biệt cho bản thân mình: con heo đất, cái ấm, niêu đất, cái điếu. ..

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn – người mang hồn Việt ra thế giới
Sơ lược về Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Duyên nợ ấm Tử Sa

Bây giờ về làng gốm Bát Tràng ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) để tìm mua một bộ ấm Tử Sa không phải là “xưa nay hiếm”. Một người dân tiết lộ: “Muốn biết tường tận bộ ấm Tử Sa chú cứ về nhà ông Vương Tuấn là có hết”. Đường đến làng gốm quanh co, đâu cũng thấy màu trắng tinh của gốm, sành, sứ và mùi thơm của đất nung toả ra. Tìm đến nhà ông trưởng họ Vương không khó khăn lắm. Người qua đường khi đi ngang trước sân nhìn cả trăm bộ ấm chén bày trước cổng cũng đoán được chủ nhân chính là người chuyên làm một món: trà đạo.

Năm 1978 anh bắt đầu đi làm công nhân tại xưởng sản xuất của Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng. Năm 1988 Vương Tuấn bắt đầu mở lò gốm ở nhà. Người dân trong làng lo ngại về anh, có ý kiến cho là anh khùng, vì lúc ấy anh không qua một trường lớp đào tạo nào về gốm sứ. Tuấn giải thích rằng: đã là nghề gia truyền của ông cha thì phải giữ gìn lấy cho kỳ được.

Điều quan trọng của người làm gốm là phải có tư duy hình khối nghệ thuật cùng niềm say mê tìm hiểu về chất liệu. Khác với nhiều người trong làng chỉ chuyên về khâu chế tác gốm thì Tuấn luôn đi tìm chất liệu mới, đó là đất. Suốt một thời gian dài Tuấn lang thang khắp nơi, hễ cứ thấy ở đâu có gốm sứ là anh có mặt, từ Phù Lãng, Quế Quyển, Chu Đậu cho đến tận Nghi Hưng, Giang Tô (Trung Quốc). .. Lần nào đi về Tuấn cũng mang theo ít đất để tìm hiểu cách chế tạo chất liệu.

Tuấn tiết lộ: đất làm ấm Tử Sa được lấy ở Quế Quyển (Hà Nam) và điều quan trọng là cách pha trộn và phối hợp với những loại đất khác sao có độ dai, độ dẻo và bền chắc như loại đất ở Giang Tô. Đất đạt tiêu chuẩn làm ấm Tử Sa phải chịu đựng được nhiệt độ nung cao trên 1200 độ C.

Ấm Tử Sa của Vương Tuấn vừa mới tung ra thị trường đã ngay lập tức được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, bởi chất liệu mới lạ, mỹ thuật hình khối tinh xảo và đặc biệt càng sử dụng càng bóng và lên men độc đáo nhờ vào tay người. Ấm Tử Sa ở Bát Tràng có nhiều mẫu mã khác nhau với giá chỉ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng/bộ mà chất lượng không kém gì ở Giang Tô.

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn – người mang hồn Việt ra thế giới
Duyên nợ ấm Tử Sa

Ấm Tử Sa – Tinh hoa nghệ thuật trà đạo

Dù đã thành công, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi. Nếu như cách đây 14 năm, đất làm ấm trà Tử Sa được ông sử dụng là đất từ làng nghề Quế Quyển, thì đến bây giờ, ấm trà Tử Sa được làm nguyên liệu ngay ở Bát Tràng, đó là bằng đất và bằng cát phù sa sông Hồng với tỉ lệ khoảng 40 – 50% nguyên liệu.

“Làng gốm Bát Tràng nằm bên bờ sông Hồng. Điều quan trọng là mình đã tận dụng được và sử dụng được những nguyên liệu có sẵn tại địa phương thì đó mới thực sự là điều quý nhất của một làng nghề “,nghệ nhân bày tỏ.

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn – người mang hồn Việt ra thế giới
Ấm Tử Sa – Tinh hoa nghệ thuật trà đạo

“Nhất thuỷ, nhì trà, tam bôi, tứ bình và ngũ quần anh”, không phải tự nhiên trong trà đạo những vật dụng như chén trà và ấm trà lại đóng một vai trò quan trọng như vậy. Và nếu nhắc đến ấm pha trà thì nhiều người không thể không gọi tên ấm trà Tử Sa. Ấm trà Tử Sa vốn dĩ là một loại ấm pha trà có xuất xứ từ vùng Nghi Hưng (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc). Từ xưa, chiếc ấm này chuyên được vua chúa sử dụng. Rất nhiều người có đam mê trà đạo đã tốn nhiều công sức và thời gian mới có thể mua một chiếc ấm Tử Sa. 

Xem thêm: